Phân Biệt Nám Và Tàn Nhang
Nếu như nám da là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai thì tàn nhang lại dễ nổi rõ lên khi da bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Sắc tố da là một vấn đề nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai sống trong khí hậu nhiệt đới nhiều nắng quanh năm. Ánh nắng dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng lên sắc tố da, tạo các vết nám hay tàn nhang. Các cô gái hãy học cách ngăn ngừa nám và tàn nhang để có một làn da đều màu không tì vết nhé.
Nám da là gì?
Nám da mặt là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên cơ thể con người. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Nám da thường xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.
Nám phân chia thành 3 loại:
- Nám mảng: nám xuất hiện thành từng mảng trên da, có màu nâu nhạt hoặc đậm.
- Nám đốm: có những đốm nâu sẫm màu có chân nám nằm sâu dưới hạ bì của da
- Nám hỗn hợp: Tổng hợp của 2 loại nám trên
Nguyên nhân hình thành: Nám xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn chúng đến từ sự thay đổi hormone và nội tiết tố nữ do tuổi tác ngoài 30, sau sinh nở, … và các tác động của môi trường từ ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm, chăm sóc da không hợp lý.
Tàn nhang là gì?
Tàn nhang là hiện tượng xuất hiện các đốm nhỏ trên da. Các đốm nhỏ này có thể có màu đỏ, vàng, nâu vàng, nâu sáng hoặc nâu đen. Những đốm nhỏ này sẽ xuất hiện thành đám, thường hình thành ở vùng cánh tay, vai trên, má, mũi…
Tàn nhang có 3 mức độ:
- Dạng nhẹ: Chúng nằm ở lớp ngoài cùng gần bề mặt da nên khá dễ điều trị và ít gây tái phát.
- Dạng trung bình: Dạng tàn nhang này thường nằm ở lớp trung bì của da, khó điều trị và để lại vết thâm nếu điều trị không đúng cách.
- Dạng nặng: Chúng nằm sâu ở lớp mỡ dưới da, vô cùng “cứng đầu” và khó điều trị.
Nguyên nhân hình thành: cũng giống như nám, tàn nhang hình thành khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang sẽ đậm hơn nếu bạn tiếp tục ở dưới nắng và thường gặp ở những người da sáng, mỏng dễ bị nám, tàn nhang hơn, không kể tuổi tác. Vì thế, khi có dấu hiệu về sự xuất hiện các vết sậm màu trên da, chị em nên tới gặp chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa tàn nhang như nào?
Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ da
Hạn chế tối đa việc cho da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trước khi ra đường phải che chắn cẩn thận bảo vệ làn da và bôi kem chống nắng. Vệ sinh da mặt thường xuyên bằng nước sạch và mỹ phẩm chuyên dụng. Đắp mặt nạ dưỡng da nhằm cung cấp các dưỡng chất, vitamin thiết yếu
Bổ sung cho cơ thể những vitamin cần thiết
Việc cung cấp đầy đủ những vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin: A, C, E, B12, uống nhiều nước, cần tránh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia. Sẽ giúp bạn bù đắp cho cơ thể một lượng chất nhất định, giúp tái tạo da đồng thời ngăn ngừa sự biến đổi, rối loạn của các hooc môn, vì vậy cũng giảm nguy cơ nám xuất hiện.
Tuyệt đối hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Để che khuyết điểm các vết nám, nhiều người đã sử dụng mỹ phẩm nhưng việc lạm dụng mỹ phẩm có thể gây tổn thương cho da. Với những người chưa bị nám, việc lạm dụng các loại mỹ phẩm đặc biệt các loại mỹ phẩm rẻ tiền có thể khiến xuất hiện nám da.Vì trong mỹ phẩm có rất nhiều hóa chất, không tốt cho da, sẽ vô tình giết chết tế bào da và tạo cơ hội cho nám phát triển.
Việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến người bệnh khó có thể trị nám da dứt điểm. Còn với những người đã bị nám, cách chăm sóc da tốt nhất cũng là hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nếu lạm dụng vô tình làm nám phát triển và lan rộng theo cấp số nhân.
Tránh mọi căng thẳng, lo lắng
Lo lắng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây nám da mặt chủ yếu. Thức đêm nhiều và sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, các thực phẩm nhiều mỡ đều không hề tốt đối với làn da, khiến cho hooc môn trong cơ thể bị biến đổi, gây nám da. Đặc biệt những yếu tố trên cũng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục những vùng nám da. Bạn hãy tự sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mình.
Phòng ngừa tàn nhang như nào?
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Những người bị tàn nhang do yếu tố di truyền, cần che chắn bất cứ khi nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Điều này giúp ngăn ngừa tàn nhang phát sinh đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ung thư da.
Tránh ra ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian ánh sáng mặt trời khắc nghiệt nhất trong ngày. Khi ra ngoài trời, đội mũ rộng vành, mặc quần áo tay dài có cổ.
Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng có thành phần cản tia UAV và UBV. Bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời, ngay cả khi bạn đi taxi, đội mũ, che ô và kể cả khi trời nhiều mây. Cứ 2 tiếng đồng hồ lại bôi kem chống nắng một lần.
Tránh những thành phần gây kích ứng da. Có thể một trong các thành phần này có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của da bạn đối với ánh nắng mặt trời, ví dụ acid alpha hydroxy và benzoly peroxide và một số thành phần trong thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai.
Bổ sung nhiều vitamin: Chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin A, C, E có trong rau củ, trái cây, cũng góp phần làm tăng khả năng đề kháng của da dưới sức nóng mặt trời.
Trên đây là bài viết Phân biệt nám và tàn nhang của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại bình luận và đánh giá của bạn để bài viết sau của nghienlamdep.vn được tốt hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm,nước hoa yêu thích của các sao nổi tiếng cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.