Kem Chống Nắng Hóa Học Và Vật Lý Có Gì Khác Nhau?
Để có được một làn da hoàn hảo với thời gian và hạn chế tối đa những tác nhân gây nguy cơ ung thư da, bạn hãy bắt đầu cân nhắc đến việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách để lựa chọn giữa kem chống nắng hoá học và vật lý sao cho phù hợp với loại da của mình nhất. Cùng nghienlamdep.vn phân biệt những ưu nhược điểm của hai loại kem chống nắng này nhé.
Kem chống nắng vật lí là gì?
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da.
Kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Kem nằm trên da như một lớp áo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Nhờ tính ổn định với ánh sáng mặt trời, các chất chống nắng vật lí được sử dụng nhiều trong các sản phẩm dành cho trẻ em và người da nhạy cảm. Kem chống nắng vật lí cũng bảo vệ với tia khả kiến ở những người có các bệnh lý da nhạy cảm ánh sáng.
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…Kem chống nắng có khả năng hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, và không gây tổn hại đến da.
Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học gồm nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…, mỗi thành phần sẽ có khả năng ngăn được một loại tia UVA hoặc tia UVB. Các thành phần hóa học trong kem sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.
Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lí và hóa học?
Kem chống nắng vật lí
Ưu điểm:
- Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
- Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB
- Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu da tốt.
- Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài
Nhược điểm:
- Sau khi bôi, kem trên bề mặt có phần trắng hơn so với da tự nhiên. Điều này sẽ khó mà phù hợp với những bạn có tông da tối
- Có thể tạo ra một lớp màng film trên da gây bí da, dễ gây bóng nhờn khiến mồ hôi tăng lên khi hoạt động nhiều. Do đó dễ bị trôi đi và phải bôi lại thường xuyên.
- Chất đặc hơn nên phải thoa lâu để thấm
- Nếu không thoa đúng toàn bộ bề mặt trên da, tia UV có thể len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.
Kem chống nắng hóa học
Ưu điểm:
- Mỏng hơn, vì vậy sẽ dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Không cần phải sử dụng nhiều như Sunblock vì các tia UV sẽ không len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.
- Thấm nhanh vào da hơn, không làm da bị bóng dầu hay “trắng bệch”
- Công thức dễ dàng để bổ sung các thành phần điều trị bổ sung hơn, như peptide và enzyme là các thành phần mang lại lợi ích khác cho da.
Nhược điểm:
- Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
- Có thể gây khó chịu cho mắt, gây chảy nước mắt
- Các bạn da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.
- Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
- Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sậm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da).
Lựa chọn kem chống nắng vật lí hay hóa học?
Chọn kem chống nắng vật lý:
Khi sở hữu một làn da nhạy cảm, thành phần cần tránh chính là oxybenzone và PABA. Do đó bạn sẽ không được sử dụng kem chống nắng hoá học.
Với da mụn, nên sử dụng kem chống nắng có từ“Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Đặc biệt không nên dùng kem chống nắng hoá học dạng gel gây nhờn, bóng.
Chọn kem chống nắng hoá học:
Da dầu với loại kem đặc dày sẽ dễ nhớp nháp, gây khó chịu. Bởi vậy nên chọn lựa kem chống nắng có từ“No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.
Sử dụng một trong hai loại:
- Da thường
- Đối với da khô, bạn nên chọn loại kem chống nắng có nhiều chất dưỡng ẩm.
Nếu muốn sử dụng kem chống nắng hãy tìm hiểu qua loại da của bạn và từ đó lựa chọn ra loại kem chống nắng cần thiết bạn nhé!
Trên đây là bài viết Kem chống nắng vật lí và hóa học có gì khác nhau? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.