Vitamin C Và AHA / BHA Có Kết Hợp được Với Nhau Không?
Sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp làm đẹp như hiện nay thì quá trình chăm sóc da hằng ngày của chị em phụ nữ không còn chỉ dừng lại bước làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng.
Các hoạt chất điều trị chuyên sâu về da lần lượt ra đời, giúp làn da bước sang một trang mới, nhưng cũng đi kèm theo đó là các câu hỏi về việc kết hợp các chất dưỡng da như thế nào cho hợp lý, có gây kích ứng?, có giảm tác dụng?… Đơn cử cho việc đó là phối hợp AHA/BHA với Vitamin C như thế nào cho hiệu quả và liệu có nên phối hợp không khi có quá nhiều ý kiến trái chiều?
Hiểu về Vitamin C
Vitamin C còn có tên gọi khác là L-ascorbic acid là một trong những thành phần chăm sóc da phổ biến nhất hiện nay. Lợi ích của L-ascorbic acid vô cùng nhiều và đã được nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Vitamin C đã được chứng minh là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất và có thể bảo vệ da chống lại sự tổn thương từ các gốc tự do và tác nhân xấu từ môi trường. Sau một thời gian sử dụng vitamin C, da bạn sẽ trắng sáng và đều màu hơn.
Tuy nhiên, người dùng thường hay nhầm lẫn về cách sử dụng vitamin C và các hoạt chất có thể kết hợp với nó. Nếu bạn biết rõ về cấu tạo hóa học của vitamin C thì sẽ biết cách sử dụng nó chính xác nhất.
AHA/ BHA – Thành phần tẩy tế bào chết hiệu quả cho da
Xét về mặt cấu trúc, AHA (alpha – hydroxy acid) là các acid hữu cơ yếu có một hoặc nhiều nhóm hydroxyl gắn vào vị trí cacbon alpha, đây là carbon đầu tiên sau nhóm acid. Tất cả AHA đều là acid hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đường sữa. Tuy nhiên, gần như toàn bộ các loại AHA được dùng trong ngành làm đẹp đều được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Glycolic acid, lactic acid, malic acid, tartaric acid và citric acid là các dẫn xuất AHA thường gặp trong mỹ phẩm, chủ yếu dưới dạng tổng hợp.
AHA là acid gốc nước, tan trong nước, nên khi tiếp xúc với da, AHA hoạt động tốt ở lớp thượng bì. Ở liều lượng từ 4%, những phân tử AHA có khả năng làm lỏng liên kết các tế bào lớp sừng ngoài cùng của da, giúp loại bỏ những lớp tế bào cũ, xỉn màu, hỗ trợ tái tạo da mới khoẻ mạnh, sáng và đều màu hơn. Khi các tế bào chết được lấy đi, lỗ chân lông thông thoáng nên có thể nói AHA còn hiệu quả trong việc trị mụn và ngăn ngừa mụn hình thành.
Ở liều dùng 15% trở nên, quá trình tẩy da chết bằng AHA cần được tiến hành bởi các chuyên viên thẩm mỹ cùng những quy tắc nghiêm ngặt về mặt thời gian và quy trình theo dõi. Chỉ một phút để AHA lâu hơn tính toán, bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy cơ dị ứng nghiêm trọng do da bị tẩy quá mức. Tuy nhiên AHA với nồng độ cao còn có thể giúp thúc đẩy sản xuất collagen, bù đắp lại lượng đã mất do tuổi tác và bào mòn của thời gian & môi trường. Như vậy AHA rất phù hợp trên nền da thường đến khô, có dấu hiệu lão hoá.
BHA (Beta Hydroxy Acids) phổ biến nhất là Salicylic Acid được chiết xuất từ vỏ cây liễu. Khác với người họ hàng AHA chỉ hoạt động được ở lớp tế bào sừng bên ngoài, Salicylic Acid nhờ vào đặc tính năng hoà tan trong dầu nên có thể ngấm sâu hơn vào da, từ đó, cho hiệu quả tốt hơn về mặt tẩy da chết cũng như làm sạch lỗ chân lông, đặc biệt ở làn da dầu.
Salicylic Acid khác với những sản phẩm tẩy da chết thông thường ở công dụng phá vỡ cấu trúc bề mặt trên cùng của lớp súng, loại bỏ tế bào chết hoặc tế bào bị hư hỏng, thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Vì thế, Salicylic Acid giữ cho da sạch sâu, hạn chế những tác nhân do mụn, thâm nám và lỗ chân lông to.
Salicylic Acid còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn và viêm nên sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ai bị mụn đầu đen, đầu trắng và mụn ẩn dưới da. Vì khả năng thấm sâu vào da mà BHA được khuyên dùng cho cả các cô nàng không bị mụn để làm sạch da từ bên trong.
Những sản phẩm có chứa Salicylic Acid với nồng độ từ 1%-2% được xem là nhẹ nhàng vừa đủ với da, để bạn có thể sử dụng tại nhà. Salicylic Acid phù hợp với những ai sở hữu làn da dầu, dễ nổi mụn và có lỗ chân lông lớn.
AHA và BHA hoạt động trên cùng môi trường có chung độ pH, nên hai thành phần này thường được các nhà bào chế phối hợp với nhau để tạo nên hiệu lực trên da đáng kể. Hiệp lực giữa AHA và BHA mang lại hiệu quả làm sạch cả trong lẫn ngoài lỗ chân lông. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho làn da có mụn và đang mắc các vấn đề về lão hoá.
Kết hợp Vitamin C với AHA/ BHA như nào?
AHA/BHA có thể được sử dụng trước tiên trên da để “làm bước chuẩn bị” cho da. Các chất này có thể ở dạng toner hoặc serum. Vì AHA/BHA thường có tính axit nên chúng sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo trên da cho vitamin C.
Tiếp theo, bạn nên dùng vitamin C dưới dạng serum. Cả AHA/BHA và vitamin C đều hoạt động tốt ở độ pH thấp nên tác dụng của từng thành phần hỗ trợ cho nhau. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tẩy da chết hóa học bằng AHA/BHA cho phép vitamin C thâm nhập vào da tốt hơn. Dùng cả 2 chất trong cùng một routine chăm sóc da là cách làm trắng da mặt cấp tốc, mang lại cho bạn làn da mịn màng, đều màu và trắng sáng hơn.
Thành phần có tác động mạnh lên da như vitamin C, retinol, AHA và BHA,… được xem là các cách làm trắng da mặt cấp tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyến cáo chúng nên được sử dụng riêng biệt do có thể làm giảm hiệu quả của nhau hoặc không tốt cho da. Trên thực tế, đối với một số loại da nhất định hoặc những người sử dụng một loại sản phẩm trong thời gian dài, họ lại cần sự pha trộn của các thành phần để có thể phát huy công dụng tốt hơn.
Trên đây là bài viết Vitamin C và AHA / BHA có kết hợp được với nhau không? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.