Làm Đẹp

Các Cách đánh Bay Viêm Nang Lông Hiệu Quả

Viêm nang lông là một loại tình trạng thường gặp ở da, chúng xuất hiện khi lỗ chân lông bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Viêm chân lông không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng có thể gây ngứa, đau và ảnh hưởng tới tâm lý (mất tự tin khi người khác thấy).

Viêm nang lông là gì?

Lúc đầu viêm lỗ chân lông trông như những chỗ sưng đỏ nhỏ hoặc như những nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Vi khuẩn từ đó có thể lan ra khiến tổn thương không lành mà trở nên cứng và đau. Đôi khi nhiễm trùng diễn tiến nghiêm trọng khiến lỗ chân lông bị phá hủy hoàn toàn, lông (hoặc tóc) không thể mọc lại và để lại sẹo.

Nếu chỉ bị viêm nang lông nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày chỉ với những chăm sóc  đơn giản. Với những trường hợp bị nặng hoặc tái đi tái lại thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn điều trị thích hợp.

Những loại viêm lỗ chân lông hay gặp có thể kể đến là viêm lỗ chân lông do tắm nước nóng , viêm chân lông do lông mọc ngược và nhiễm nấm tại vị trí mọc râu lông.

Phân loại viêm nang lông

Có hai loại chính là viêm chân lông nông và viêm chân lông sâu. Viêm lỗ chân lông nông chỉ liên quan tới một phần nang lông, trong khi viêm chân lông sâu ảnh hưởng tới toàn bộ nang lông và thường nghiêm trọng hơn nhiều.

Các loại viêm nang lông nông bao gồm:

Viêm nang lông nhiễm khuẩn: Thường gặp với biểu hiện là các chỗ sưng ngứa, trắng, chứa mủ. Vi khuẩn xâm nhập vào nang lông gây viêm, thường gặp nhất là tụ cầu vàng. Tụ cầu vàng bình thường luôn tồn tại trên da, nhưng sẽ gây ra vấn đề khi xâm nhập được vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc các vết thương khác.

Viêm chân lông do tắm bồn nước nóng : Các triệu chứng biểu hiện là nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa, xuất hiện sau một đến hai ngày phơi nhiễm với vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng này do tắm bồn nước nóng thường do vi khuẩn pseudomonas, là loại vi khuẩn tìm thấy được ở nhiều nơi, bao gồm bồn nước nóng – nơi nồng độ chlorine và nồng độ pH không được kiểm soát tốt.

Viêm lỗ chân lông do lông mọc ngược: Lông mọc ngược gây kích ứng da, chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới có râu tóc xoăn cạo quá sát và dễ thấy nhất ở vùng mặt và cổ. Những người tẩy lông vùng kín có thể bị ngứa ở háng, sau đó có thể để lại sẹo thâm lồi.

Viêm nang lông do Pityrosporum: Trường hợp này xuất hiện mụn mủ mạn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực, đôi khi ở cổ, vai, cánh tay và mặt.
Các loại viêm chân lông sâu bao gồm:

Viêm lỗ chân lông ở cằm: Xuất hiện ở những nam giới mới bắt đầu cạo râu.

Viêm chân lông gram âm: đôi khi xuất hiện ở những trường hợp đang điều trị trứng cá bằng kháng sinh dài hạn.

Nhọt và hậu bối : Xảy ra khi tụ cầu vàng nhiễm khuẩn sâu vào nang lông. Nhọt thường đột ngột xuất hiện như một chỗ sưng đau màu hồng hoặc đỏ. Hậu bối là tập hợp của một chùm nhọt.

Viêm nang lông eosinophilic: chủ yếu xuất hiện ở những người nhiễm HIV/AIDS, dấu hiệu bao gồm ngứa dữ dội, các mảng sần và nhọt tái diễn ở khu vực gần các nang lông ở mặt và thân trên. Khi đã được điều trị khỏi, vùng da bị tổn thương có thể bị tối màu hơn so với trước. Nguyên nhân dẫn tới viêm chân lông eosinophilic hiện chưa được biết rõ.

Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông

Nguyên nhân gây viêm chân lông thường gặp nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) xâm nhập vào nang lông gây viêm. Ngoài ra bệnh cũng có thể do nguyên nhân virus, nấm và thậm chí là viêm do lông đang mọc chưa trồi ra khỏi bề mặt da.

Nang lông là một túi nhỏ, nơi mà từ đó sợi lông (hoặc tóc) sẽ mọc ra. Nang lông nhiều và mật độ lớn nhất là ở da đầu, nó có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và niêm mạc.

Các yếu tố nguy cơ của viêm chân lông

Ai cũng có thể bị viêm nang lông, nhưng có một số yếu tố nhất định khiến bệnh dễ xảy ra hơn, bao gồm:

  • Mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể như đái tháo đường, leukemia và HIV/AIDS.
  • Đang bị mụn trứng cá hoặc viêm da.
  • Đang sử dụng những thuốc điều trị nhất định, ví dụ như kem steroid hoặc dùng liệu pháp kháng sinh dài hạn điều trị trứng cá.
  • Nam giới râu tóc xoăn mà cạo đi.
  • Thường xuyên mang các trang phục bí, không thoát mồ hôi, như bốt cao cổ hay găng tay cao su.
  • Tắm ở bồn nước nóng không được vệ sinh thích hợp.
  • Gây tổn thương tới nang lông bằng các hành động cạo, tẩy hoặc mặc quần áo chật.

Các biến chứng của viêm nang lông

  • Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc tái diễn.
  • Bệnh nhọt (furunculosis).
  • Thương tổn vĩnh viễn ở da, chẳng hạn như sẹo hoặc vết thâm.
  • Nang lông, nang tóc bị phá hủy, khiến lông, tóc không thể mọc lại được.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán viêm nang lông chỉ cần dựa vào lâm sàng và kỹ thuật soi da.

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại viêm và mức độ viêm, những biện pháp chăm sóc cá nhân đã thực hiện. Các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc kem bôi để kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm viêm, chích rạch để tháo mủ, và nếu các phương pháp điều trị kể trên kém đáp ứng thì có thể sử dụng phương pháp loại bỏ lông bằng laser.

Phòng tránh viêm nang lông

  • Tránh mặc quần áo chật.
  • Phơi khô mặt trong của găng cao su sau mỗi lần sử dụng.
  • Hạn chế cạo râu nếu bị viêm lỗ chân lông ở cằm.
  • Cạo, tẩy lông thật cẩn thận.
  • Chỉ tắm bồn hoặc bể nước nóng được vệ sinh đảm bảo.
  • Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Một số cách khắc phục viêm nang lông nếu

Điều trị tại nhà nếu triệu chứng của bệnh nhẹ:

Ngoài hai phương pháp trên thì điều trị tại nhà cũng là một phương pháp chữa trị viêm nang lông dân gian được nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những thứ có sẵn tại nhà mà mang lại hiệu quả cao. Một số phương pháp các bạn có thể tham khảo như:

Kết hợp mật ong, chanh và đường kính: Dưới sự kết hợp của mật ong giúp dưỡng ẩm, chống viêm, Chanh giúp giảm các vết thâm do viêm nang để lại và đường kính giúp tẩy chế bào chết, trẻ hóa da. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả và mang đến cho bạn một làn da trắng, khỏe không có di chứng của viêm nang lông.

Chữa trị viêm lỗ chân lông bằng tinh dầu dừa: Bôi trực tiếp dầu dừa vào những vùng bị viêm chân lông hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần dùng một lần, massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút là đã có thể phát huy được tác dung của dầu dừa. Ngoài ra các bạn có thể trộn 4 – 5 muỗng nước cốt chanh cùng với nó. Trong quá trình tắm hãy dùng vỏ chanh đã vắt thấm vào hỗn hợp này, bôi lên vùng bệnh và massage nhẹ nhàng, sau đó tắm lại bằng nước ấm.

Chữa trị viêm nang lông bằng bằng chanh: Tác dụng của chanh và dầu dừa giúp kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,… ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tác nhân bên trong nang lông. Không chỉ vậy, hai loại này còn giúp dưỡng ẩm da, đẹp da, chống để lại vết thâm một cách hiệu quả.

Trên đây là bài viết Các cách đánh bay viêm nang lông của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *