Sống Đẹp Tổng Hợp

Time-Out! Phương Pháp Dạy Con Không đòn Roi

Phương pháp time-out là gì?

Time-out là cách phạt không bạo lực. Cách dạy con ngoan này tỏ ra hiệu quả, giúp bé trầm tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm sai lầm.

Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi con bắt đầu có nhận thức đúng-sai. Cách phạt úp mặt vào tường, phạt quỳ gối ở Việt Nam cũng có phần giống Time-Out.

Thực tế là cách phạt úp mặt vào tường, phạt quỳ gối hay phạt đứng trong góc nhà mà nhiều gia đình Việt đang áp dụng cũng tương tự như hình phạt time-out.

Điểm yếu của phương pháp

Time-out không phải là thứ quyền năng hoàn hảo, nó vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu. Khi con của bạn có điều thất vọng, hoặc suy sụp tinh thần, trẻ khó kiểm soát được cảm xúc.

Con trẻ cần cha mẹ bên cạnh khi con có cảm giác tồi tệ nhất. Lúc này, trẻ có thể cần bố mẹ bên cạnh, san sẻ cảm giác này với mình, nhưng bị “tống ngục” vào góc nhà và chịu phạt Time-Out.

Nguyên tắc khi áp dụng hình phạt time-out

Khi đang chịu phạt, bé không được phép trò chuyện với bất cứ ai, không được làm gì kể cả việc đi vệ sinh hay uống nước. Time-out giống như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, mang ý nghĩa là nếu phạm lỗi, con sẽ bị phạt và không được chơi với ai, kể cả đồ chơi.

Khi áp dụng hình thức time-out hay cách dạy con không đòn roi, bạn phải thật kiên nhẫn vì cách dạy con này tốn khá nhiều thời gian. Theo một số bậc cha mẹ chia sẻ, cách dạy con không đòn roi này rất hữu ích trong việc uốn nắn những hành vi chưa đúng chuẩn của trẻ.

Cách thực hiện hình phạt time-out

Khi áp dụng hình phạt time-out đối với trẻ, bạn nên:

Răn đe và cảnh báo trước thật cụ thể

Nếu bé quấy nhiễu, bạn không nên phạt con ngay mà hãy răn đe và cảnh báo trước cho bé hiểu nếu còn tiếp tục hành vi này, con sẽ bị phạt. Nếu sau 2 lần răn đe mà trẻ vẫn tiếp tục, bạn hãy nghiêm khắc thông báo: con phải bị phạt và đưa bé vào chỗ đã được quy định trước. Trường hợp bạn đưa ra lời cảnh báo và bé biết dừng lại đúng lúc, đừng ngại ngần khen ngợi trẻ.

Nếu trẻ đưa ra lời xin lỗi hay khóc lóc sau khi bạn đã tuyên bố con phải chịu phạt, bạn không nên chấp nhận. Hãy nghiêm khắc yêu cầu trẻ thực hiện hình phạt.

Thời gian chịu phạt

Thời gian bị phạt nên tính theo phút, mỗi một tuổi tương ứng với 1 phút chịu phạt. Bạn nên dùng đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian chịu phạt của bé. Nếu hết thời gian phạt, bé lại lặp lại hành vi cũ, bạn cần nói rõ với con rằng mình không chấp nhận hành vi không đúng này của trẻ và phạt con lại từ đầu.

Lưu ý là số lần phạt trong ngày không nên nhiều quá (khoảng 20 lần) sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Trong thời gian bị phạt, nếu bé tự ý rời vị trí hoặc tìm mọi cách để gây chú ý, bạn chỉ nên giữ im lặng và tỏ thái độ nghiêm khắc, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu.

Vị trí chịu phạt

Vị trí để thực thi hình phạt time-out cần chọn nơi càng ít người qua lại càng tốt, không có đồ chơi, truyện tranh, tivi, không có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, không gần chỗ nằm của thú cưng… Mục đích là làm cho trẻ chán với vị trí này và buộc phải suy nghĩ về những gì được nhắc nhở để từ đó tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.

Nếu ở nơi công cộng, bạn cần đưa con đến chỗ ít người qua lại để phạt con nhưng không quên để mắt đến con.

Kết thúc hình phạt

Khi thời gian chịu phạt kết thúc, bạn cần nói chuyện với bé nhằm nói rõ về việc tại sao con bị phạt, làm thế nào để lần sau không bị phạt, hỏi trẻ về việc tại sao bé lại quấy phá…

Đừng quên khen ngợi nếu sau thời gian chịu phạt, bé có những hành động hoặc thái độ tích cực.

Những lỗi thường gặp khi áp dụng phương pháp time-out

Sử dụng quá thường xuyên

Nhiều người nghĩ rằng phạt con Time-out giúp con có thời gian nghĩ về lỗi của mình. Tuy nhiên sự thực là nhiều đứa trẻ đâu có nghĩ việc chúng làm là lỗi. Ngược lại, chúng dành thời gian để nghĩ cha mẹ quá khắt khe, không thương con.

Phải cho con chú ý lỗi trong thời gian phạt

Time-out là cách phạt con nhẹ nhàng. Lũ trẻ khao khát được chú ý, kể cả việc gây rối tiêu cực để cha mẹ quan tâm tới mình. Time-out là cách cha mẹ giảm chú ý đến con, và cho con hiểu vì phạm lỗi nên tạm thời bị “cách ly”.

Nếu bạn làm điều ngược lại, quan sát con bị phạt, nhắc nhở con nhiều lần, bạn càng làm trẻ thấy mình được chú ý hơn. Time-out mất tác dụng.

Trước khi phạt con quay mặt vào tường và tự vấn lỗi, cha mẹ nên nói cho con biết lỗi của con là gì, ảnh hưởng của nó thế nào. Sau đó, trong thời gian phạt, tuyệt đối không trò chuyện với con.

Dùng hình phạt sai

Nghiên cứu từ trường ĐH Oklahoma thấy rằng: Time-out hiệu quả nhất trên những đứa trẻ có thái độ chống đối và thách thức bằng cách đánh lại, hoặc làm ngược lại điều cha mẹ yêu cầu. Nếu lần phạt đầu tiên bằng Time-Out tỏ ra hiệu quả, con ngoan và đằm tính hơn, bạn hãy áp dụng hình phạt này.

Ngược lại, lạm dụng phương pháp dạy con này, bắt con úp mặt vào tường tự vấn thường xuyên, trẻ có thể hình thành thái độ chống đối tệ hại hơn. Hoặc con lầm lì hơn và khó hợp tác hơn.

Chọn các hình thức kỷ luật khác

Đôi khi, cách ly trẻ vài phút bằng Time-Out không còn hiệu quả, bạn phải uyển chuyển thay đổi cách đối phó khi con “đổ lì” bằng nhiều cách.

Khen ngợi con: Với những đứa trẻ cứng đầu, áp dụng kỷ luật cứng nhắc có thể làm con bướng bỉnh hơn. Thay vào đó, thử nói lời ngọt ngào với con, khen ngợi con qua những việc con làm tốt. Chuẩn bị kẹo, sticker làm quà tặng nho nhỏ cho mỗi nỗ lực của con.

Sử dụng câu yêu cầu mang tính thương lượng: Không ép con, nhưng cho con quyền lựa chọn 2 yêu cầu do bố/mẹ đặt ra. Nhưng không nói với con theo cách tiêu cực như “Nếu không mang giày, con không được ra sân chơi”. Thay vào đó hãy nói “Nếu con mang giày, con sẽ được ra sân chơi 30ph”…

Cho con thời gian nguội cơn nóng: Khi con đang bực và ném đồ chơi, bạn nhảy xổ vào và quát “Ai cho phép hư thế hả?”. Kết quả là trẻ với bạn đối đầu nhau lâu dài, mâu thuẫn ngày càng nhiều.Thay vì thế, bạn có thể giải thích sau khi con đã nguôi giận “Đồ chơi ném vào người khác đau lắm, con làm như thế lần nữa là mẹ không mua đồ chơi cho nữa nhé”.

Nếu muốn áp dụng hình phạt time-out để dạy con, uốn nắn các hành vi quấy phá của trẻ, bạn hãy thật kiên nhẫn. Thời gian là liệu pháp tối ưu giúp giải quyết rất nhiều vấn đề.

Trên đây là bài viết Time-Out! Phương pháp dạy con không đòn roi  của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *