Sống Khỏe

Lập Thời Gian Biểu Cho Bé 1 Tuổi

Lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi tưởng chừng không cần thiết nhưng trên thực tế điều này rất có lợi cho sự phát triển của trẻ và cả gia đình.

Việc lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi để tạo thói quen cho bé sinh hoạt đúng giờ giấc, không chỉ là cách giúp bé phát triển tốt mà còn giúp cha mẹ thoải mái, và đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc bé.

Vậy thời gian biểu cho bé như thế nào là hợp lý nhất? Hãy cùng nghienlamdep.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây để rõ hơn về vấn đề này nhé!

Những lợi ích khi lập thời gian biểu cho bé

Lịch trình về thời gian biểu hợp lý cho bé 1 tuổi sẽ đem lại những lợi ích như sau:

Giúp cha mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về giờ giấc sinh hoạt của bé mỗi ngày. Đồng thời, có thể nắm bắt được thời gian ngủ của bé vào ban ngày và ban đêm có sự thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Nhờ vào việc biết được thời gian sinh hoạt của bé, giúp cha mẹ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp theo từng tháng tuổi, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, từ đó đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của con yêu.

Con trẻ quen với thói quen sinh hoạt đều đặn và khoa học, càng lớn thói quen này càng có lợi. Ví dụ, sau giờ chơi, con tự biết dọn gọn các món đồ vương vãi trên sàn, sau đó ngồi vào bàn học. Con chẳng cần bố mẹ giám sát mà vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn của mình.

Nếu có thời khoá biểu rõ ràng, cả gia đình sẽ đỡ vất vả trong việc nuôi dưỡng trẻ hơn. Chính vì vậy, việc lên thời khóa biểu cho con cần sự kiên trì, quan tâm từ cả bố và mẹ.

Lưu ý trước khi lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi

Trước khi thiết lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi, cha mẹ cũng cần phải chú ý những vấn đề quan trọng như sau:

Khi lập thời gian biểu ăn uống cho bé 1 tuổi và cả thời gian sinh hoạt thì cần thực hiện ít nhất 1 tuần trở lên.

Trong thời gian thực hiện, cha mẹ tránh những yếu tố tác động làm gián đoạn, ảnh hưởng đến sự hình thành thói quen ở trẻ như: đi thăm viếng họ hàng, đi du lịch… sẽ khiến giờ giấc sinh hoạt của bé bị xáo trộn.

Cha mẹ chỉ nên áp dụng lịch trình sinh hoạt cho bé 1 tuổi trong điều kiện sức khoẻ của trẻ ổn định, không ốm đau bệnh tật.

Cha mẹ có thể tự lên một thời khóa biểu phù hợp với thời gian chung của gia đình, cũng như tính cách của bé; không nên cố ép bé theo một khuôn mẫu nhất định nào.

Thiết lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi

Vào giai đoạn bé được 1 tuổi thì kỹ năng ăn uống của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần.

Đồng thời thời, hầu hết các bé đã bỏ hẳn giấc ngủ sáng. Ở giai đoạn này, mẹ đã có thể hướng dẫn trẻ luyện tập kỹ năng tập xúc ăn.

Không những vậy, khi trẻ được 1 tuổi thì thể chất đã bắt đầu cứng cáp. Vì thế, trong giai đoạn này, thời gian biểu hợp lý cho trẻ 1 tuổi cần đang xen cả hoạt động để hỗ trợ trẻ hoàn thiện kỹ năng đi, đứng một cách thành thạo.

Tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của bé 1 tuổi

Về đặc điểm giấc ngủ của bé khi đã được 12 – 18 tháng tuổi là:

Mỗi ngày bé sẽ ngủ khoảng từ 1 – 2 giấc vào ban ngày.

Thời gian thức tối đa của bé là khoảng từ 3,5 – 5,5 tiếng/lần.

Một giấc ngủ ngày của bé thường kéo dài tối đa khoảng 1,5 – 2,5 giờ. Cha mẹ cũng cần lưu ý, không cho bé ngủ quá thời gian này, vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ chính vào ban đêm của bé.

Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

Gợi ý lịch sinh hoạt bé 1 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo như sau:

7 giờ : Gọi bé thức dậy

Cha mẹ có thể bật đèn, kéo rèm để ánh sáng chiếu vào phòng, hoặc bật 1 bản nhạc vui nhộn rồi nhẹ nhàng gọi bé dậy.

Thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân vào buổi sáng cho bé như thay bỉm, rửa mặt, tập co duỗi tay chân.

Nên cho bé đi vệ sinh ngay sau khi vừa thức dậy để hình thành thói quen ở bé.

7giờ 30 – 8 giờ 30 : Cho bé ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn dặm trước, rồi mới đến những loại sữa bổ sung. Vì trong thời gian này, thức ăn dặm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, mẹ nên dành thời gian tập cho bé uống sữa và nước bằng cốc hoặc bình có ống hút để tạo thành thói quen ở bé.

Sau khi ăn xong, nên cho bé đi vệ sinh thêm một lần nữa.

8 giờ 30 – 10 giờ: Hoạt động vui chơi của bé

Gia đình có thể dắt bé đi dạo, tham quan thiên nhiên, những nơi có không khí trong lành.

Có thể chơi cùng bé, chơi những trò chơi cùng bé hoặc để bé tự chơi một mình nhưng dưới sự giám sát của người lớn để đảm bảo an toàn.

Mẹ nên chú ý đến những trò chơi vận động, để giúp bé rèn luyện những kỹ năng đi đứng một cách thành thạo.

Vận động cũng là cách hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé làm việc hiệu quả hơn và tốt cho sức khỏe của bé. Nên tránh việc cho bé ngồi xem tivi, điện thoại quá nhiều trong thời gian này.

10 giờ – 11 giờ: Giấc ngủ sáng của bé

Giấc ngủ ngày vào thời gian ngày của các bé được 1 tuổi trở đi đã bắt đầu ngắn dần. Có bé, sẽ bỏ hẳn giấc ngủ ngày này. Sau khi bé thức dậy, cha mẹ nên cho bé đi vệ sinh ngay.

Khi bé bước vào giai đoạn được khoảng 1 tuổi 3 tháng thì cha mẹ không nên cho bé ngủ giấc ngủ sáng nữa.

11 giờ – 12 giờ: Cho bé ăn trưa và uống sữa

Vào giai đoạn này, bé cần được bổ sung dưỡng chất và luân phiên giữa các nhóm thực phẩm. Mẹ nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, các món ăn và cách chế biến sao phù hợp với độ tuổi của con.

Mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho bé, để tập cho bé tự ăn, tự lựa chọn thực phẩm bé thích. Vào giai đoạn này là thời điểm bé tập làm quen dần, có thể còn nhiều bỡ ngỡ, không tập trung… nên cần mẹ kiên nhẫn hướng dẫn để bé tập quen dần.

Bên cạnh đó, mẹ tiếp tục rèn cho bé thói quen uống nước từ cốc hay những loại bình có ống hút.

12 giờ 30 – 14 giờ 30: Giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa của bé chỉ nên kéo dài khoảng từ 1,5 đến 2 tiếng. Mẹ không nên cho bé ngủ quá 3 giờ chiều.

Mẹ có thể đánh thức bé dậy trong khoảng thời gian cho phép. Sau đó, nên cho bé đi vệ sinh ngay sau khi thức dậy.

14 giờ 30 – 15 giờ: Cho bé ăn bữa phụ hoặc uống sữa

Tùy theo sở thích của bé và sự luân phiên thay đổi đa dạng những bữa ăn phụ, mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc thay thế bằng những bữa ăn nhẹ.

15 giờ – 17 giờ: Hoạt động của bé

Phụ huynh có thể tập thể dục cho bé, chơi cùng bé hoặc cho bé tự chơi một mình dưới sự giám sát của người lớn.

Tốt hơn, cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con để tăng thêm tình cảm, hỗ trợ và giúp bé rèn luyện kỹ năng.

Nên tạo những trò chơi khuyến khích bé vận động để tập luyện kỹ năng đi đứng càng nhiều càng tốt.

17 giờ – 17 giờ 30: Cho bé ăn bữa chiều

Chuẩn bị thức ăn và hướng dẫn bé tập xúc ăn. Nên cho bé đi vệ sinh sau khi ăn xong.

17 giờ 30 – 18giờ: Tắm cho bé trước khi ngủ

Trong khi tắm, mẹ có thể kết hợp cùng những động tác massage nhẹ nhàng, giúp bé thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ tối hơn.

18 giờ – 19 giờ: Cho bé ngủ giấc tối

Mẹ cho bé ăn sữa trước khi ngủ ở trong phòng ngủ ánh sáng đèn mờ dịu mắt.

Trong trường hợp bé đã cai sữa, thì mẹ có thể bắt đầu thời gian chuyển giao vào giấc ngủ cho con khoảng 30 phút như vuốt ve nhẹ nhàng cho bé, massage hay hát ru…

19 giờ – 7 giờ sáng hôm sau: Ngủ giấc đêm

Mẹ cho bé ngủ trong phòng tối hoặc phòng ánh sáng mờ, dịu nhẹ. Tránh những hoạt động, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Hy vọng với thời gian biểu cho bé 1 tuổi này, đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn cụ thể hơn về thời gian biểu phù hợp theo độ tuổi các con, để từ đó xây dựng lịch sinh hoạt thực tế phù hợp nhất cho con yêu của mình!

Trên đây là bài viết Lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *