Làm Đẹp Sống Khỏe

Duy Trì độ ẩm Tự Nhiên Cho Vùng Kín Như Nào Cho đúng?

Duy trì độ ẩm tự nhiên của âm đạo chính là duy trì sự cân bằng và khỏe mạnh tại đây. Thế nhưng, một điều sai lầm là nhiều người cho rằng vùng kín phải sạch, phải khô mới tốt. Trên thực tế, vùng kín quá khô lại tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh về phụ khoa ở phái nữ.

Vùng kín cần ẩm ướt hay khô thoáng?

Vùng kín ẩm ướt là môi trường tiềm ẩn nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa

Vùng kín vốn là một môi trường “ẩm” do ở rất gần với cơ quan bài tiết. Với những vùng thời tiết nóng ẩm như Việt Nam, vùng kín càng trở nên ẩm thấp. Chị em phụ nữ thích mặc đồ bó sát càng khiến vùng kín thêm ẩm và khó chịu. Đây chính là môi trường tiềm ẩn nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa.

Vùng kín ẩm ướt làm mất cân bằng pH âm đạo

Sự ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển và gây mất cân bằng sinh lý âm đạo. Thông thường âm đạo khỏe mạnh chứa cả vi khuẩn có lợi và không có lợi. Một loại lợi khuẩn Lactobacilli giúp giữ môi trường âm đạo có tính hơi axit với pH từ 3.8 -4.4. Khi pH âm đạo cao (môi trường kiềm), các vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ phát triển, gây viêm nhiễm. Ngược lại nếu pH âm đạo càng thấp (môi trường axit cao), các bào tử nấm dễ dàng phát triển và âm đạo bị nhiễm nấm.

Nếu tình trạng ẩm ướt kéo dài sẽ gây viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí lan rộng vào sâu bên trong gây viêm tử cung, tắc vòi trứng…, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khiến phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Vùng kín bị viêm nhiễm có mùi hôi và gây ngứa ngáy, khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin, giảm hấp dẫn và nam giới giảm ham muốn khi quan hệ.

Các bác sĩ Sản Phụ Khoa khuyến cáo: Ngoài những lúc quan hệ vợ chồng, hàng ngày chị em cần đảm bảo vùng kín luôn thoáng sạch để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa và đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Ngược lại, đối với các trường hợp niêm mạc vùng kín bị khô, và thô ráp, cần bổ sung thêm các thành phần có độ dưỡng ẩm vừa phải như: vitamin E, lô hội…. giúp duy trì độ ẩm tự nhiên và niêm mạc mềm mại, tươi nhuận.

Bí quyết duy trì độ ẩm tự nhiên cho vùng kín luôn thoáng sạch

Với một cơ thể khỏe mạnh, “cô bé” sẽ luôn tự tiết ra các dịch nhờn để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, một số quan niệm sai lầm về cách chăm sóc vùng kín có thể dẫn tới mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có. Vì vậy, để duy trì độ ẩm tự nhiên này, trước tiên cần phải vệ sinh và chọn lựa dung dịch vệ sinh phù hợp. Bởi vì, một số loại chứa nhiều xà phòng tạo ra cảm giác “sạch bong” nhưng sẽ gây mất lớp ẩm tự nhiên và rối loạn độ pH vùng kín.

Ngoài ra, lựa chọn chất liệu quần lót cũng rất quan trọng. Đồ lót sẽ tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận nhạy cảm. Nếu không thoáng khí hoặc mặc đồ bó sát sẽ gây “ẩm ướt” do tích tụ mồ hôi, nước tiểu. Đây chính là điều kiện lý tưởng do vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.

Hiện nay, các chuyên gia đều chỉ ra rằng sự cân bằng độ pH sinh lý cũng như duy trì độ ẩm âm đạo có được là nhờ các lợi khuẩn thường trú. Cho nên, việc bổ sung lợi khuẩn âm đạo được đánh giá có hiệu quả cao trong việc duy trì sự khỏe mạnh của “cô bé”. Nhất là khi mang thai, sau sinh hay sau liệu pháp điều trị kháng sinh dài ngày. Cách dễ dàng nhất chính là ăn thường xuyên sữa chua, yaourt, phô mai, rau củ muối chua,… Hoặc có thể dùng các dạng viên đặt chứa lợi khuẩn (như Vagiflor Lactobacillus acidophilus).

Tóm lại, âm đạo là một bộ phận “mở” nên khó tránh khỏi những yếu tố có hại xâm nhập và gây bệnh. Vì thế, chị em phụ nữ cũng nên chủ động phòng bệnh bằng việc thực hiện thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa.

Trên đây là bài viết Duy trì độ ẩm tự nhiên cho vùng kín như nào cho đúng? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *