Làm Đẹp Sống Khỏe

Tại Sao ăn Kiêng, Nạp Năng Lượng ít Mà Vẫn Béo

Rất nhiều bạn trẻ than phiền rằng, họ ăn uống tương đối lành mạnh, cắt giảm đồ ngọt và tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn vặt, nạp năng lượng ít nhưng vẫn khó giảm cân. Đặc biệt, nhiều người trong độ tuổi trẻ, mức độ trao đổi chất tốt, vẫn gặp vấn đề với cân nặng. Họ tự nhận mình là những người ‘chỉ hít thở thôi cũng béo’.

Liệu có phải lý do là vì cơ địa dễ tăng cân hay thực chất vẫn còn nhiều  nguyên nhân bí ẩn khác ?Bạn hãy cùng nghienlamdep.vn tìm hiểu nhé!

Cơ chế cân bằng năng lượng

Trong một ngày chúng ta sẽ có nguồn năng lượng đầu vào bằng ăn uống và năng lượng đầu ra bằng tiêu hao cho các hoạt động thể chất.

Tất cả những gì bạn ăn vào trong ngày đều chuyển thành năng lượng trong cơ thể bạn. Đó là tổng năng lượng đầu vào bao gồm các thức ăn, đô uống từ 3 bữa chính, các bữa phụ, các đồ ăn vặt, nước giải khát.

Năng lượng đầu ra: cơ thể chúng ta có thể tiêu hao qua các dạng:

Chuyển hóa cơ bản: có nghĩa là bạn không cần làm gì cả chỉ là các hoạt động ăn ngủ nghỉ để duy trì cuộc sống. Mỗi người có một mức năng lượng cơ bản riêng phụ thuộc vào mức độ cân nặng và giới tính. Chuyển hóa cơ bản thường rất ít khi thay đổi ở mỗi người.

Hoạt động hàng ngày: năng lượng tiêu hao qua các hoạt động hang ngày của bạn. Tùy vào mức độ công việc sẽ có mức tiêu hao năng lượng thấp hay cao.

Hoạt động gia tăng: qua các hình thức luyện tập thể thao, hoạt động thể chất.

Nguyên nhân ăn ít mà vẫn béo

Không cân đối

Trong 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, ngọt và chất xơ. Nhiều người nhầm tưởng chính chất đạm và chất béo có trong các loại thịt, cá sẽ gây tăng cân. Tuy nhiên không phải kẻ thù lớn nhất của cân nặng chính là chất ngọt hay còn gọi là tinh bột. lý do nếu cơ thể nạp quá nhiều chất béo cơ thể sẽ thải ra bớt. Nhưng đường bột ăn vào bao nhiêu cơ thể sẽ hấp thụ hết để chuyển thành vận động và tích trữ.

Ăn không đúng bữa

Mặc dù bạn nhịn ăn cả ngày nhưng vẫn ăn nhiều vào buổi tối và đi ngủ ngay. Thì nguy cơ tăng cân vẫn rất cao, một chén cơm là đủ năng lượng để bạn chạy bộ một tiếng. Chất đường bột có khả năng hấp thụ rất nhanh, vì vậy nếu không vận động để tiêu hao thì sẽ tạo thành mỡ thừa.

Gặp vấn đề về tiêu hóa

Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giúp đầu óc tỉnh táo, đồng thời giúp giảm cân tích cực. Trong lúc ngủ cơ thể sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết, đồng thời giúp điều chỉnh các hormone giúp giảm cân như Cortisol, ghretin, leptin, insulin … làm tăng hiệu quả giảm cân. Đó cũng là lý do vì sao ngủ không đủ giấc là một trong những lý do tại sao ăn ít mà vẫn béo

Thể chất

Mỗi người có cấu trúc bộ não khác nhau. Theo nghiên cứu những người mập thường có lối suy nghĩ vui vẻ, lạc quan hơn phần còn lại. Những người hay lo lắng, trầm cảm thường có cơ thể ốm yếu. Do họ tốn quá nhiều năng lượng cho việc suy nghĩ, cảm giác, tưởng tượng và lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này khiến cơ thể tiết ít hormone hơn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơn thèm ăn của họ.

Ăn sai cách

Cùng một lượng thức ăn nhưng mỗi loại thực phẩm có giá trị calo, đường khác nhau. Những người có thói quen ăn nhiều đường bột như cơm, khoai, bánh kẹo sẽ có cơ thể phì nhiêu hơn. Những người có thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ có cơ thể thon gon. Vì rau xanh là nhóm thực phẩm chứa ít năng lượng hơn các nhóm còn lại. Vì vậy nếu muốn giảm cân hãy xem lại thực đơn hàng ngày của bạn.

Gen di truyền

Nếu cha hoặc mẹ bạn là người béo phì, tỷ lệ bạn cũng bị mắc bệnh này rất cao có thể lên tới 40%. Cha mẹ thường để lại cho con cái cấu trúc cơ thể và các thói quen sinh hoạt hàng ngày khá giống nhau. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ di truyền béo phì lại cao như vậy.

Tại sao ăn kiêng rồi mà vẫn tăng cân?

Chọn sai thực phẩm: có nhiều người biết là ăn kiêng thường là phải kiêng tinh bột. Vì thế họ thay thế bằng các loại trái cây. Tuy nhiên những loại trái cây có vị ngọt như xoài, đu đủ, chuối… cũng chứa nhiều năng lượng và làm tăng đường trong máu. Chưa hết việc ăn kiêng sai cách sẽ khiến cơ thể suy nhược do thiếu chất khiến bạn duy trì chế độ giảm cân không được lâu.

Kết hợp: tất cả các chế độ giảm cân sẽ có hiệu quả rất thấp nếu bạn không kết hợp với chế độ thể dục thể thao phù hợp. Những người mập thường có cơ địa hấp thụ năng lượng rất tốt khiến họ dù ăn ít nhưng vẫn mập và các chế độ giảm cân áp dụng với họ rất kém hiệu quả. Khi bạn có cân nặng lớn việc vận động là tương đối khó khăn nhưng hãy kiên trì chỉ sau 02 tuần cơ thể bạn sẽ làm quen với nó.

Không có kế hoạch: nếu bạn không biết bắt đầu giảm cân từ đâu thì có thể áp dụng các chế độ nổi tiếng như ketogenic, general motor diet… Bạn nên thử nhiều cách để biết chế độ nào phù hợp với cơ thể mình. Bạn nên tìm cho mình một người bạn đồng hành hoặc các hội nhóm trên facebook để cùng nhau hành động. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và kiên trì hơn.

Trên đây là bài viết Tại sao ăn kiêng, ăn ít mà vẫn béo của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *