Làm Đẹp

Làm Gì Khi Da Bị Bỏng Nắng – Đừng bỏ lỡ Cơ Hội cứu làn da

Đừng xem thường bỏng nắng chỉ là một vấn đề nhất thời. Nó có thể dẫn đến tình trạng bỏng rát và khiến da bị bong ra. Bỏng nắng còn có thể gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da của bạn, chẳng hạn như nếp nhăn và ung thư da. Vì thế khi bị bỏng nắng, bạn cần biết cách cấp cứu kịp thời cho làn da của mình. Bỏ túi cho mình vài mẹo để xua tan da bị bỏng nắng nhé.

Dấu hiệu da bị bỏng nắng

Khi bỏng nắng làn da bị tổn thương trên diện rộng và còn có thể kèm theo các biểu hiện như: choáng váng, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn.

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 – 6 giờ, tổn thương da bắt đầu xuất hiện. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 – 13 giờ. Đây là khoảng thời gian nồng độ tia cực tím tập trung rất cao. Lúc này, các bạn sẽ thấy vùng da hở như mặt, cổ, mu tay, cẳng tay, đùi, chân… có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa và bị phồng rộp như bị bỏng typ ii.

Với những người có làn da trắng thì biểu hiện này có thể xuất hiện nhanh chóng, còn với những người có làn da đậm màu thì phải sau nhiều tiếng đồng hồ khi tiếp xúc với tia cực tím hiện tượng bỏng nắng mới biểu hiện rõ rệt.

Những biện pháp chăm sóc da bị bỏng nắng

Làm mát da

Ngay khi để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, da bắt đầu có những biểu hiện phồng đỏ, đau rát… Đó là dấu hiệu cho biết vùng da này đang có nhiệt độ cao hơn bình thường. Để làm dịu vùng bỏng, giảm nhiệt nhanh chóng cho da, bạn nên ngâm da hoặc tắm bằng nước mát.

Ngoài ra, trợ thủ đắc lực nhất có thể hỗ trợ bạn trong lúc này đó là đá lạnh. Nhưng phải thật lưu ý, bạn nên sử dụng đá đã được bọc trong một chiếc khăn hay đơn giản hơn là dùng khăn lạnh hoặc khăn ướt để đắp lên vùng da bị bỏng nắng. Tuyệt đối không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh lên da vì điều này chỉ khiến da trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể làm điều này trong khoảng 10 – 15 phút hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng và mức độ cháy nắng của da.

Tăng cường dưỡng ẩm cho da

Sau khi đã làm mát cho da bằng những cách trên, thấm khô nước tại vùng da bị bỏng nắng rồi tiến hành dưỡng ẩm cho da. Dưỡng ẩm có thành phần nha đam, bạc hà, đậu nành sẽ phát huy tối đa tác dụng của nó khi dùng để phục hồi da bị bỏng nắng.

Và cũng nên lưu ý rằng, các loại kem dưỡng có chứa petroleum, benzocaine, lidocaine thì không nên sử dụng trong trường hợp da bị bỏng nắng, bởi những chất này có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da.

Trường hợp da bị rộp, tránh tự ý bóc tách lớp da bị bong tróc vì nó sẽ khiến vết da bị cháy nắng của bạn tổn thương trầm trọng hơn.

Bổ sung nước cho cơ thể

Phục hồi da bằng các biện pháp bên ngoài là chưa đủ, tốt hơn vẫn là khắc phục từ bên trong. Lúc này đây, cơ thể bạn đã bị thiếu hụt một lượng nước và bổ sung nước cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

Bạn cần tích cực uống nhiều nước hơn so với bình thường để da hồi phục lại như ban đầu. Khi thấy có dấu hiệu da bắt đầu bong tróc, hãy cố gắng uống từ 3-4 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

Chăm sóc vùng da bị bỏng nắng bằng các thực phẩm tự nhiên

Ngoài cách giảm tổn thương cho da bị bỏng nắng bằng các biện pháp nhanh chóng, bạn cũng có thể chăm sóc da bằng các loại thảo dược.

Dưa chuột ( dưa leo): Với hàm lượng nước cao, làm dịu và giảm đau, dưa chuột đã được chứng minh là một phương thuốc hiệu quả để chống lại cơn đau do cháy nắng. Làm lạnh dưa chuột vài giờ. Lấy ra lát mỏng và đắp vào các vùng bị cháy nắng từ 25-30 phút.

Dưa hấu: Có tác dụng làm giảm các cơn đau cho da bị bỏng nắng, dưa hấu được sử dụng rộng rãi để điều trị bỏng da. Lấy phần thịt màu trắng xanh sát vỏ ướp lạnh và dùng nó đắp lên vị trí bị bỏng. Bạn sẽ thấy da được cải thiện ngay lập tức.

Sữa chua không đường: Cách đơn giản là sau khi vệ sinh vùng da bị bỏng với nước xong, lấy 1 lượng sữa chua đã được giữ lạnh ở ngăn mát thoa lên vùng da đó. Đợi lớp sữa chua khô lại, bạn có thể thoa thêm 2 đến 3 lớp cho đến khi da dịu hẳn và ẩm mịn. Sau cùng là vệ sinh lại vùng da bị bỏng bằng nước sạch.

Gel lô hội: Với đặc tính chống viêm, giữ ẩm và chữa lành vết thương mạnh mẽ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel lô hội giúp vô cùng hiệu quả trong việc điều trị cháy nắng. Bạn chỉ cần thoa gel lô hội lên vùng da bị bỏng nắng để cho khô và lau sạch.

Khoai tây: Khoai tây có chứa những thành phần làm mát và giảm sưng tẩy, vì thế đây cũng là loại nguyên liệu để chữa bỏng da hiệu quả. Rửa sạch 1 củ khoai tây, gọt vỏ rồi cắt từng lát sống đắp lên chỗ da bị bỏng.

Trà: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp làm dịu da và cân bằng độ pH của da. Quan trọng hơn, polyphenol và axit tannic có trong nó kéo nhiệt ra khỏi vùng da bị cháy nắng và giúp giảm đau và ngứa. Pha một tách trà tươi để nguội, nhúng một miếng vải sạch vào trà. Sau đó áp vào vùng da bị cháy nắng.

Bảo vệ da kĩ hơn

Khi da đã có dấu hiệu được phục hồi, để tránh tình trang da bị bỏng nắng tiếp tục, bạn nên chủ động che chắn kĩ cho da bằng cách đội nón vành rộng, đeo kính râm, mặc áo chống nắng… khi di chuyển ngoài trời. Và đặc biệt là phải luôn bôi kem chống nắng phù hợp để chống lại các tác nhân UVB, UVA từ ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra hãy luôn dưỡng ẩm cho da hằng ngày, và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những thời điểm từ 10 giờ đến 15 giờ nhé.

Nếu chỗ da bị bỏng nắng bị phỏng nước, đề phòng nhiễm khuẩn xảy ra, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị đúng cách. Chỉ nên dùng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng kem dưỡng, mỡ hay các thuốc Đông Y không rõ nguồn gốc xuất xứ để điều trị da bị bỏng nắng.

Trên đây là bài viết Làm gì khi da bị bỏng nắng của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *