Dầu ô Liu Có Phải Là Loại Dầu ăn Tốt Nhất Không?
Ngày nay mọi người đã dần chuyển từ mỡ động vật sang sử dụng dầu ăn, như một cách bảo vệ sức khỏe. Trên thị trường có vô vàn các loại dầu ăn khác nhau, và không phải ai cũng hiểu rõ về từng loại đặc biệt là loại dầu ô liu. Vậy nên, nghienlamdep.vn sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin bổ ích thông qua bài viết sau đây.
Các loại dầu ăn
Cơ thể cần chất béo nhưng chất béo rất giàu calo. Một gam chất béo cung cấp cho cơ thể đến 9 calo trong khi một gam chất đạm hay một gam tinh bột chỉ cung cấp cho cơ thể 4 calo. Vì thế, cần xác định lượng chất béo cung cấp cho cơ thể sao cho hợp lý.
Mỗi loại dầu ăn chứa các thành phần hóa học khác nhau. Một số loại phù hợp với những món xào, một số phù hợp với đồ chiên, rán trong khi một số khác phù hợp hơn với việc trộn sa lát. Khi nấu ăn, luôn ghi nhớ một khái niệm gọi là điểm khói của dầu. Đó là nhiệt độ dầu bắt đầu bốc khói và tạo ra các chất có hại với cơ thể. Dầu càng tinh luyện thì điểm khói càng cao.
Dưới đây là một số loại dầu ăn phổ biến:
Dầu gạo: chứa dưỡng chất Gamma Oryzanol (GO) từ lớp màng cám gạo, ngăn ngừa hấp thu cholesterol LDL có hại cho tim mạch, tăng cường hấp thu cholesterol HDL, là loại cholesterol tốt. Ngoài ra dầu gạo rất giàu Vitamin E, giúp chống lão hóa, cân bằng insullin, phòng bệnh tiểu đường. Dầu gạo có nhiệt độ sôi khá cao, 254 độ C, dầu gạo cũng mang lại cho thức ăn mùi vị hấp dẫn hơn, do đó, rất thích hợp để chiên xào.
Dầu hạnh nhân: Nếu muốn tìm kiếm một loại dầu có hương vị đặc biệt và hấp dẫn cho các món ăn, dầu hạnh nhân sẽ là lựa chọn hàng đầu. Chúng có vị rất ngon và chứa ít chất béo bão hòa, phù hợp với các món chiên, rán và salad. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tuân theo chế độ ăn nhiều hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.
Dầu bơ: Một chế độ ăn giàu bơ có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc điều chỉnh cholesterol máu tương tự như dầu ô liu. Bơ nguyên chất chứa nhiều Magie và Kali giúp cơ thể cân bằng lượng Natri trong máu qua đó làm giảm huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp. Giống như dầu hạnh nhân, dầu bơ phù hợp với các món chiên, rán và salad.
Dầu hạt cải: Dầu hạt cải có hai loại, loại ăn được còn gọi là canola và loại không ăn được dùng để làm chất bôi trơn. Dầu canola có hàm lượng cao chất béo không bão hòa đơn, giàu Vitamin E và Omega – 3, không chứa cholesterol xấu. Do đó, dầu canola tốt cho tim mạch, chống lão hóa và phòng bệnh ung thư. Ngoài ra, dầu canola còn là nguyên liệu làm đẹp da hiệu quả. Các món ăn phù hợp với loại dầu này bao gồm các món nướng, nấu hoặc xào.
Dầu dừa: Là một trong những loại dầu ăn có hương vị tuyệt vời nhất. Tuy nhiên dầu dừa chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất cao, là nguyên nhân gây lên các bệnh về tim mạch nếu sử dụng quá nhiều. Vì thế người ta ít khi sử dụng dầu dừa trong nấu nướng các món ăn hàng ngày hơn các loại dầu thực vật khác như dầu ô liu, dầu cải. Dầu dừa có thể được thêm một lượng nhỏ và các món xào, nướng hoặc nước sốt để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
Dầu hướng dương: Được ép từ hạt hướng dương, rất giàu Vitamin E và các axit béo không bão hòa đa hoặc đơn, làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành. Hàm lượng Vitamin E trong dầu hướng dương cao hơn rất nhiều so với các loại dầu khác, có khả năng chống ung thư và lão hóa hiệu quả.
Mặc dù có nhiệt độ sôi khá cao, 225 độ C nhưng dầu hướng dương không thích hợp để chiên rán, vì ở nhiệt độ cao, dầu hướng dương sản sinh ra chất độc gây ung thư. Do đó, cách sử dụng dầu hướng dương an toàn chính là trộn salad hoặc sử dụng trực tiếp
Dầu đậu nành: Được ép từ hạt đậu nành, chứa hơn 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 45% chất đạm, với đủ các loại amino acid cần thiết. Dầu đậu nành có thể cung cấp chất béo đủ cho nhu cầu của cơ thể mà vẫn bảo vệ tim mạch, chống lão hóa tốt. Được dùng để chiên xào, tốt hơn so với dầu bắp và dầu hướng dương.
Dầu hạt lanh và lúa mì: Giống như dầu ô liu, dầu hạt lanh và dầu từ lúa mì rất giàu omega 3 và omega 6 – những chất đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Người ta thường dùng các loại dầu này cho món salad trộn hoặc pha nước chấm.
Dầu mè: là loại dầu tốt cho tim mạch, với hàm lượng axit béo không bão hòa đa khá cao, Omega – 3 và các Vitamin A, E, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch. Ngoài ra dầu mè còn rất giàu canxi, tốt cho xương và khớp. Dầu mè còn có tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, chống lại chứng lo âu, stress và trầm cảm. Sử dụng dầu mè giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện tình trạng mệt mỏi.
Dầu ô liu – được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
Dầu ô liu đã được chứng minh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên nên sử dụng dầu ô liu như thế nào và tránh sử dụng trong những trường hợp nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Vai trò của dầu ô liu
Ngăn ngừa ung thư: Thành phần của dầu ô liu giúp trung hòa các gốc tự do qua đó mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Phụ nữ sử dụng nhiều dầu ô liu trong các bữa ăn có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người khác
Phòng chống các bệnh tim mạch: Omega 3 và omega 6 trong dầu ô liu có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, tránh lắng đọng cholesterol trong thành mạch. Chính vì thế người dân Địa Trung Hải thường ít mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn các khu vực khác do thành phần bữa ăn của họ chứa nhiều dầu ô liu.
Điều trị cho người bệnh táo bón: Uống trực tiếp dầu ô liu có thể giúp tăng nhu động ruột, làm mềm phân để dễ đào thải ra ngoài ở những người mắc bệnh táo bón.
Hỗ trợ điều trị người bệnh đái tháo đường: Những người sử dụng lượng dầu ô liu mỗi ngày từ 15 đến 20 gram có nguy cơ mắc đái tháo đường thấp hơn. Dầu ô liu giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người đã mắc đang mắc tiểu đường.
Hỗ trợ kiểm soát lượngcholesterol máu: Sử dụng dầu ô liu trong bữa ăn hàng ngày thay cho các loại chất béo bão hòa khác có thể làm giảm lượng mỡ máu toàn phần ở những người có cholesterol cao.
Sử dụng cho người tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thêm một lượng dầu ô liu nguyên chất vừa đủ vào trong chế độ ăn hàng ngày kết hợp với tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị đang áp dụng có thể giúp kiểm soát chỉ số huyết áp trong chưa đầy 6 tháng ở những người bị tăng huyết áp.
Tránh sử dụng dầu ô liu trong những trường hợp nào?
Những trường hợp sau không nên sử dụng dầu ô liu:
Ráy tai: Không sử dụng dầu ô liu để làm mềm ráy tai
Viêm tai giữa: Dầu ô liu có tác dụng chống viêm rất tốt, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng dầu ô liu trong trường hợp mắc viêm tai giữa đặc biệt là ở trẻ em.
Dị ứng với các thành phần có trong dầu ô liu
Hạn chế sử dụng đối với các bà mẹ mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, dầu ô liu cũng chưa được chứng minh tác dụng trong một số trường hợp như:
Bệnh chàm da: Những nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng hỗn hợp mật, sáp ong và dầu ô liu có thể có tác dụng trong cải thiện da bị chàm. Tuy nhiên vai trò của dầu ô liu trong phương pháp này rất hạn chế.
Tăng cường trí nhớ và tư duy: Không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên những phụ nữ trung niên sử dụng dầu ô liu nấu ăn dường như có sự cải thiện về mặt tư duy nhận thức so với những người sử dụng loại dầu ăn khác.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Uống tinh dầu chiết xuất từ lá cây ô liu không giúp ngăn ngừa bệnh cúm.
Đau nửa đầu: Uống dầu ô liu hàng ngày trong 2 tháng có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào xác nhận nguồn thông tin này.
Hỗ trợ chế độ ăn giảm cân: Sử dụng dầu ô liu có thể giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể nhưng nhìn chung, cân nặng của người sử dụng không có sự thay đổi.
Ung thư buồng trứng: Chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh phụ nữ sử dụng dầu ô liu có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người không sử dụng.
Viêm nha chu hay còn gọi là nhiễm trùng lợi: Sử dụng dầu ô liu có khả năng làm giảm sự tích tụ các mảng bám và ngăn ngừa chảy máu cũng như viêm lợi.
Sử dụng dầu ô liu thoa vào vùng da bị rạn do tăng cân trong thời kỳ mang thai không giúp giảm bớt tình trạng này.
Dầu ăn là thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Có nhiều loại dầu ăn khác nhau phù hợp với nhu cầu cũng như cách chế biến của từng loại món ăn như: dầu bơ và dầu hạnh nhân phù hợp với các món chiên, rán hay salad trộn trong khi dầu cải và dầu dừa thường được thêm vào các món nướng, xào….
Dầu ô liu được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng dầu ô liu trong các trường hợp: dị ứng với các thành phần của dầu, bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú hay điều trị viêm tai giữa ở trẻ em….
Trên đây là bài viết Dầu ô liu có phải là loại dầu ăn tốt nhất không? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.