Sống Khỏe

Các Mẹo Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Tại Nhà

Hôi miệng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sự tự tin khi giao tiếp. Hôi miệng không chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn khiến người xung quanh chỉ muốn xa lánh bạn. Điều bạn cần phải làm là nhanh chóng giải quyết vấn đề về hôi miệng trước khi ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn. Cùng nghienlamdep.vn tìm hiểu cách phòng ngừa và các mẹo chữa hôi miệng để giúp bạn giải quyết vấn đề này nào.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.

Đường: hạn chế đường trong thức ăn và nước uống hằng ngày. Điều này là cần thiết nếu bạn muốn có một khoang miệng thơm tho. khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.

Rượu và cà phê: 2 loại đồ uống này không chỉ ảnh hướng đến mùi khoang miệng mà còn đến màu của răng.

Thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng cũng như ung thư phổi, thuốc lá khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;

Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

Do liên quan đến một số bệnh

Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng;

Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;

Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể;

Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.

Bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng.

Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Phòng tránh hôi miệng

Đánh răng sau khi ăn: Bạn có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.

Dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn: Việc dùng chỉ nha khoa loại bỏ các hạt thức ăn giữa các kẽ răng sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở hôi do thức ăn hiệu quả.

Chải lưỡi: Lưỡi của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa tích tụ, vì vậy hãy chải lưỡi hàng ngày để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng tức là đang có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, do vậy, cần làm sạch hàng ngày để ngăn chặn chữa hôi miệng nặng.

Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo niềng răng hoặc răng giả, hãy vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Hãy vệ sinh răng miệng và cả các dụng cụ này trước khi đưa vào miệng.

Tránh khô miệng: Để giữ cho miệng không bị khô, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Đối với trường hợp khô miệng mạn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc một loại thuốc uống kích thích tiết nước bọt.

Tránh hút thuốc lá, hạn chế cà phê, nước ngọt hoặc rượu – chúng không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm hơi thở bạn có mùi khó chịu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm như hành tây và tỏi có thể gây hôi miệng. Ăn nhiều thức ăn có đường cũng có liên quan đến hơi thở hôi.

Mẹo chữa hôi miệng

Cách trị hôi miệng với lá bạc hà

Lá bạc hà có tính mát và nổi tiếng với hương vị thơm mát đặc trưng, có tính khử mùi và kháng khuẩn rất cao.

Cách thực hiện:

Chỉ cần giã lá bạc hà tươi ra lấy nước. Hòa nước này với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày. Nếu có thể ăn sống được lá bạc hà sẽ có công dụng tốt hơn.

Trị hôi miệng tại nhà đơn giản bằng trà xanh

Chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.

Cách thực hiện:

Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.

Mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng chanh tươi

Chanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.

Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.

Chữa hôi miệng tại nhà với gừng tươi

Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Nhờ có vị cay, tính nóng, ấm và chứa nhiều tinh dầu thơm đặc biệt giúp khử mùi hôi rất hiệu quả. Ngoài công dụng chữa hôi miệng thì gừng còn có thể giúp chữa ho, lạnh bụng, giải cảm, …

Cách thực hiện:

Để khắc phục mùi hôi miệng tức thời thì bạn chuẩn bị vài lát gừng rồi cho vào nước sôi khoảng 5 phút, sau đó thêm một chút muối biển vào, dùng dung dịch này súc miệng ngày 2 lần/ngày sẽ thấy công dụng trị hôi miệng rất hiệu quả.

Trị hôi miệng tại nhà với mật ong + bột quế

Mật ong có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng. Quế là hương liệu trong đông y có mùi hương dễ chịu. Khi kết hợp mật ong và quế trị hôi miệng không những giúp hơi thở trở nên thơm mát dễ chịu mà đầu óc cũng trở nên thử giãn hơn.

Cách thực hiện:

Sử dụng 2 muỗng cà phê bột quế + 2 muỗng cà phê mật ong pha với 1 ly nước nóng, sau đó khuấy đều. Để hỗn hợp nguội rồi dùng để súc miệng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn hôi miệng, hương thơm của quế sẽ giúp cải thiện hơi thở đáng kể.

Cách trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giản

Bưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:

Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.

Cách chữa hôi miệng bằng giấm táo

Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Trong giấm táo chứa nhiều thành phần rất tốt như: Axit amin, axit axetic, các vitamin và khoáng chất. Nhờ chứa nhiều axit và các khoáng chất nên giấm táo có tác dụng khử trùng cao và tốt cho sức khỏe răng miệng.

Để trị hôi miệng tại nhà với giấm táo bạn thực hiện bằng cách pha loãng giấm táo với nước rồi dùng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Vai trò của vệ sinh răng miệng

Tình trạng hôi miệng xảy ra là do quá trình vệ sinh răng miệng của bạn gặp vấn đề. Đó có thể là thói quen vệ sinh không đúng cách. Cũng có thể là do bạn chưa biết cách đánh răng đúng. Các bước chăm sóc răng miệng đúng sẽ bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng.

Các bước này sẽ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn thức ăn và vi khuẩn trong việc. Ngược lại, nếu không thực hiện đúng, thực ăn sẽ tồn đọng trong các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra hôi miệng. Vì thế vệ sinh răng miệng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện hôi miệng.

Trên đây là những nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như những mẹo chữa hôi miệng dành cho bạn. Hãy nhớ rằng hơi thở thơm mát sẽ tạo được ấn tượng rất mạnh mẽ. Vì thế hãy áp dụng các cách trị hôi miệng, đừng để mùi hôi của khoang miệng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Trên đây là bài viết Các mẹo chữa hôi miệng tại nhà của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *