Làm Đẹp

Có Nên Nặn Mụn đầu đen ở Mũi Không?

Nặn mụn đầu đen là không nên! Mụn đầu đen là loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh như không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm.

Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, có kích thước khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ.

Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Và vì mọi loại da đều có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở cả da dầu, da thường hoặc da khô.

Vùng mũi là nơi “thường trú” của mụn đầu đen vì đây là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất nên dễ bị bám vi khuẩn và bụi bẩn. Không chỉ vậy, mụn đầu đen ở mũi có mật độ dày hơn nơi khác vì da vùng mũi mỏng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nên yếu hơn các vùng da khác, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi?

Mụn đầu đen chứa nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho làn da. Do tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Thì nguy cơ bị viêm nhiễm và phát triển thành mụn viêm rất có thể xảy ra. Vì vậy, nếu chúng ta tự ý nặn mụn, đặc biệt nếu nặn mụn bằng móng tay sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu.

Bàn tay của chúng ta là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn vi khuẩn. Nếu nặn mụn đầu đen bằng cách này sẽ khiến vi khuẩn tấn công trực tiếp vào ổ nang lông gây nên tình trạng viêm nặng hơn. Bạn đã có thể phần nào hình dung được câu trả lời cho câu hỏi nặn mụn đầu đen ở mũi có tốt không.

Nặn mụn đầu đen ở má và mũi vốn đã không tốt, nếu tự thực hiện sai cách sẽ khiến mụn biến chứng nhanh hơn. Các chuyên gia khuyên bạn tránh tự nặn mụn mà cần có một phương pháp điều trị mụn đầu đen ở vùng mũi và má an toàn và hiệu quả hơn. Không nên chính là câu trả lời cho câu hỏi nặn mụn đầu đen ở mũi có tốt không.

Một cách làm khác mà nhiều bạn hay thực hiện để nặn mụn đầu đen ở mũi là dùng lột mụn. Biện pháp này tuy nhanh gọn nhưng về lâu dài liệu có an toàn và thật sự hiệu quả? Hãy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết Lột mụn đầu đen ở mũi có tốt không.

Cách chăm sóc da khi bị mụn đầu đen ở mũi

Làm sạch da mặt đúng cách

Da bị mụn đầu đen là dấu hiệu của việc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, da không được vệ sinh thường xuyên dẫn đến mụn đầu đen hình thành trên da.

Vì vậy để phòng chống cũng như trị mụn đầu đen, việc đầu tiên bạn phải đảm bảo cho da sạch và thông thoáng bằng cách rửa mặt thường xuyên. Bạn có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn, da dầu để kiểm soát nhờn và ức chế quá trình hình thành mụn trên da.

Bên cạnh đó, nên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm cho da để da không bị khô hay nhờn rít, sử dụng các loại giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa trên da làm lỗ chân lông luôn được thông thoáng.Tẩy da chết hai lần 1 tuần để tránh việc những tế bào chết trên da gây tắc nghẽn nang lông hình thành mụn đầu đen trên da.

Sử dụng những loại mặt nạ làm sạch da từ thiên nhiên

Khi bị mụn đầu đen, nhiều người có tâm lý muốn điều trị mụn bằng cách nào đó nhanh nhất, đa số mọi người thường sử dụng các sản phẩm lột mụn mà không biết rằng việc lạm dụng lột mụn quá nhiều lần sẽ làm lỗ chân lông giãn nở, da dần dần mất đàn hồi và mụn đầu đen sẽ quay trở lại.

Sử dụng các loại mặt nạ lành tính từ thiên nhiên có thể loại bỏ mụn đầu đen từ từ mà vừa có tác dụng chăm sóc da, không làm giãn lỗ chân lông, cấp ẩm và chăm sóc da từ sâu bên trong.

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể dùng làm mặt nạ trị mụn đầu đen hiệu quả như: mật ong, baking soda, chanh, bột cà chua, sữa chua hay tinh bột nghệ,… Sử dụng mặt nạ từ tự nhiên hỗ trợ cho quá trình trị mụn đầu đen và chăm sóc da sau khi điều trị mụn đầu đen sẽ tránh tình trạng mụn đầu đen quay trở lại.

Trên đây là bài viết Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *