Làm đẹp

[1]Tức giận đạp đổ cuộc đời bạn như thế nào?

Trong cuộc đời chúng ta chắc chắn sẽ có lúc ta phải tức giận…

Bạn hãy đọc thử câu chuyện này:

Thời xưa, có một vị phu nhân tính tình nóng nảy, hay tức giận. Một ngày nọ, bà đến tìm một vị cao tăng để thỉnh giáo.

Vị cao tăng đưa bà đến một căn phòng yên tĩnh, khóa trái cửa lại rồi bỏ đi. Vị phu nhân nọ tức giận lớn tiếng mắng chửi vị cao tăng, nhưng vị cao tăng này mặc kệ.

Tĩnh tâm là không tức giận

Sau đó, bà lại quay sang cầu xin, vị cao tăng vẫn làm như không nghe thấy… không tức giận,

Cuối cùng, vị phu nhân nọ im lặng, cao tăng đến bên ngoài cửa hỏi bà: “Bà còn tức giận không?”.

Phu nhân trả lời: “Tôi chỉ tức giận chính bản thân mình sao lại đến cái nơi quái quỷ này để bị nhốt ở đây cơ chứ?”.

Vị cao tăng phẩy tay áo bỏ đi: “Ngay cả bản thân mình cũng không chịu tha thứ thì sao có thể bình tâm lại được?”.

Một lúc sau, vị cao tăng quay lại hỏi: “Bà còn tức giận không?”.

Vị phu nhân nói: “Không tức giận nữa”.

Vị cao tăng hỏi: “Vì sao?”.

Vị phụ nhân đáp: “Tức giận cũng chẳng có tác dụng gì!”.

Vị cao tăng lại bỏ đi.

Lần thứ ba, vị cao tăng đến trước cửa, phu nhân liền nói rằng: “Tôi không tức giận nữa, bởi vì chẳng đáng”.

Vị cao tăng cười nói: “Bà còn biết đáng hay không đáng, xem ra trong lòng vẫn còn nguồn gốc tức giận đấy”.

Khi bóng của cao tăng xuất hiện bên ngoài cửa trong ánh chiều tà, vị phu nhân nọ hỏi: “Thưa đại sư, thế nào là tức giận?”. Vị cao tăng hất chén trà trong tay xuống đất, phu nhân ngẫm nghĩ hồi lâu thì ngộ ra rồi từ biệt ra về.

Kết: Cuộc sống cũng giống như chén trà trong tay vị cao tăng vậy, chỉ trong tích tắc sẽ hóa thành bùn đất. Ngắn ngủi như thế, vì vậy có điều gì đáng để chúng ta mất thời gian tức giận chứ?

Chắc hẳn mỗi người chúng ta, ai cũng đều từng tức giận, chẳng qua là vì hơn thua cao thấp, mạnh yếu, tranh qua giành lại cũng chẳng ai là người chiến thắng cuối cùng cả.

Bạn thắng ai đó trong việc này, không chừng việc khác bạn lại thua họ, thua rồi thắng, thắng rồi thua…

Khi bạn nhắm mắt từ biệt thế gian này, bạn cũng giống như bất cứ ai trên cõi đời này thôi: Hai bàn tay trắng, không có gì cả.

khong nen tuc gian

Con người sống trên đời quan trọng nhất là làm những việc mình thích và có ý nghĩa, đừng mất thời gian vào việc tranh giành hơn thua, đừng cứ mở miệng ra là “nói cho hả giận”, “tranh cho tới cùng”.

Những ai thật sự biết tu dưỡng, sẽ nén lại cơn tức giận, bởi vì tức giận là do tranh giành, không tranh giành thì sẽ không tức giận, chỉ có không tức giận thì bạn mới làm được tốt mọi việc, cũng chỉ có không tức giận bạn mới sống khỏe mạnh.

(Theo doanhnhansaigon.vn)

Có phải chuyện gì cũng không được tức giận không?

Nhưng đấy là trên câu truyện chủ quan đó là như vậy. Nhưng nếu nhìn vào thực tế thì lại là một hệ quy chiếu khác.

Các nghiên cứu khoa học đã cho biết rằng việc bực tức sẽ dẫn đến việc chảy máu trong. Rất nguy hiểm và dẫn đến nguy cơ đột quỵ rất cao. Và lời khuyên cho tất cả mọi người là không bao giờ nên bực tức bất cứ điều gì vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của bạn. Nhưng thực tế thì có bao nhiêu cuốn sách thông qua câu chuyện ngoài kia dạy ta không nên bực tức thì cũng có những lúc mà chúng ta tức giận đến mức mà không thể suy nghĩ điềm tĩnh lại.

nong gian

Những chuyện đó thông thường đều liên quan đến những người có ảnh hưởng lớn đối với chúng ta như những người thân yêu, những chiến hữu, những đối tác,… hay là chính bản thân của chúng ta. Và cái sự bực tức đó gần như hầu hết do người khác đem lại.

Một người thân yêu phản bội bạn, chiến hữu phạm sai lầm không đáng có khiến mọi việc trở nên tồi tệ,… Khi đó ta thường giận, giận lắm và nghĩ rằng tại sao người ta lại làm thế với mình. Và đây là thời điểm chúng ta trở nên dễ mắc sai lầm nhất trong cuộc đời. Một số thứ mà khi đánh mất trong thời điểm này là những điều mà sau này muốn có lại cũng không được, hối hận cũng không kịp nữa rồi.

Thông thường khi mà đến thời điểm này thì có 4 trường hợp mà mọi người thường làm:

Bạn sẽ tức giận và đưa ra các quyết định giải quyết

tuc gian

Đây là điều không ai mong muốn xảy ra nhưng điều này vẫn xảy ra, nó vẫn hiện hữu. Việc bạn làm có thể đúng, có thể là sai lầm. Nhưng thường thì bạn sẽ dễ mắc sai lầm hơn lúc này. Những quyết định của bạn sẽ có phần không sáng suốt nhiều hơn. Bạn có thể mất nhiều thứ quan trọng hơn. Đổi lại là sự nguôi giận và sau khi nguôi giận thì có thể bạn nhận ra thì khi đó mọi thứ đã muộn.

Bạn sẽ tìm cách trút giận lên người khác, đồ vật khác

Việc trút giận lên người khác cũng giống như việc bạn làm đổ một con bài domino vậy có thể một con bài sẽ không bị đổ và các con bài còn lại sẽ vẫn đứng đó. Nhưng nếu con bài tiếp tục đổ thì các bạn cũng biết rồi đó, toàn bộ các con bài domino đều sẽ đổ theo.

trut gian

Để cho dễ hình dung hơn bạn hãy tưởng tượng sếp tức giận với bạn. Bạn mang bực bội đó về nhà và kiếm cớ để xả lên vợ lên con của bạn. Vợ bạn thấy bạn như vậy nghĩ bạn là người chồng không tốt. Con bạn thì thấy bố như vậy nên khó chấp nhận điều đó từ bạn. Mọi người đều quan ngại khi gần bạn. Dần dần bạn sẽ mất tất cả. Vậy nên nếu bạn trút giận lên người khác thì nó còn tồi tệ hơn việc bạn đưa quyết định ra khi tức giận nha những thứ bạn nhận về sẽ chỉ có mất mát mà không có gì lợi ích cho bạn cả.

Vậy nên hãy bạn nào đang như vậy thì hi vọng các bạn sửa đổi dần dần để tránh bị thiệt nhé. Nếu không đã mất là mất hết đó.

Bạn sẽ tức giận, ức chế nhưng chia sẻ với người khác rồi suy nghĩ. Sau đó tìm cách khắc phục

tuc gian tim giai quyet

Đây là cách tối ưu nhất. Khi người khác khiến bạn tức giận. Bạn vẫn tức giận về điều đó khiến người đó nhìn rõ việc bạn đang không đồng ý với cách người đó làm với bạn và từ đó dẫn tới sửa đổi. Đồng thời sau đó bạn cũng suy nghĩ và tìm cách khắc phục để cho người đó có cảm giác bạn giận nhưng vẫn cho người đó cơ hội sửa sai. Tạo cảm giác người đó không bị bỏ rơi lại ở phía sau. Mình thấy trường hợp này là đúng mực nhất và là cách đối nhân xử thế tốt nhất

Việc tức giận và không tức giận hoàn toàn trái ngược nhau. Người ta có khi còn hiểu lầm rằng khi không tức giận sẽ tốt hơn nhưng mọi người lại hay nghĩ rằng. Giữa không tức giận và nhịn cơn giận và không nói ra là giống nhau. Trên thực tế thì không phải như vậy. Khi bạn nhịn tức giận và không nói, ảnh hưởng đầu tiên chính là bạn.

Bạn có thấy khi bạn giận lắm một ai đó nhưng không nói không? Cảm giác có giống như trong cổ có một thứ gì đó rất khô khan và cứng. “Khó nuốt” theo đúng nghĩa đen luôn ấy. Và khi này bạn còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều những người tức giận mà nói ra những gì mình đang tức đấy.

Và khi bạn chia sẻ với người khác, người mà bạn tin tưởng: Đó là các cơn giận lớn. ví dụ như là bạn với người yêu bạn đang cuộc hẹn. Có lẽ một người nào đó đã giúp người yêu bạn và cũng tình cờ ở điểm 2 bạn đang hẹn nhau. Người yêu bạn thấy mới gọi  và mời nước hoặc nói chuyện rất vui vẻ với ân nhân của mình. Bạn nhìn thấy và đùng đùng bỏ đi. Bạn thấy rất giận vì người yêu cắm sừng mình.

Thì nếu bạn quyết định chia tay trong lúc nóng giận thì bạn mất tình yêu này. Nếu bạn chỉ biết chịu đựng thì sao? Người yêu bạn cảm ơn bạn rồi sau đó bạn có chắc tình hình có tốt hơn không? Nếu cả hai ngồi lại và nói với nhau thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn đổ lỗi cho người khác thì đổ cho ai bây giờ? Đúng không nào!

Bạn không tức giận và chỉ tìm giải pháp khắc phục.

solution

Nếu bạn làm như thế này. Thì lần đầu tiên có thể sẽ ổn thỏa lần thứ 2 lần thứ 3 cũng vậy. Nhưng về lâu về dài thì người có lỗi với bạn sẽ cảm thấy rằng việc có lỗi với bạn là điều không hề sai trái. Và từ đó họ mắc lỗi nhiều hơn. Mặc kệ bạn đang phải chịu những gì bởi họ nghĩ rằng bạn sẽ không làm gì được họ. Và nếu họ làm sai thì bạn sẽ là người giải quyết thay họ. Lúc này, trong họ bạn chỉ là người sửa chữa sai lầm của họ và việc bạn sửa chữa sai lầm là điều hiển nhiên.

Mình có biết một câu chuyện như thế này:

Có hai bạn A và B chơi thân với nhau. Hằng ngày, đi học thì A và B đều phải mang cơm đi học cho bữa trưa. A thì không thích trứng rồi nhường lại cho B vì B rất thích ăn trứng kho. B cảm ơn và cả 2 cùng ăn vui vẻ. Ngày qua ngày A thường xuyên nhường lại trứng kho cho B cho đến khi có lần B không được sự đồng ý của A mà tự động lấy phần trứng kho trong suất ăn của A.

Một hôm, A thấy một bạn cùng lớp mang thiếu đồ ăn và dành phần trứng kho cho bạn đó. Thấy vậy B giành lại và coi như đó là thức ăn của mình.A thấy thế mới nói với B rằng: “Mình cho bạn bởi vì mình quý bạn nhưng không có nghĩa là mình phải có nghĩa vụ đưa phần trứng này cho bạn. B không có quyền gì để lấy phần trứng này cả vì nó vốn dĩ là của A chứ không phải là của B”. Từ đó tình cảm 2 bên nhạt dần và B với A không còn chơi thân với nhau nữa.

Từ câu chuyện này rút ra: Khi mà bạn cho không người khác lần đầu họ cảm ơn nhưng nếu nhiều lần thì họ coi việc bạn cho họ là nghĩa vụ của bạn. Họ sẽ không mang ơn bạn và tức giận với bạn nếu bạn không cho họ nữa. Cũng như việc bạn không tức giận và cứ tìm cách giải quyết vậy.

Dù hầu hết việc tức giận là có hại nhưng mà trong một số trường hợp việc tức giận lại có lợi. Nhưng từ chân tình thì mọi người không nên tức giận vào những thứ không đáng.

Tức giận có lợi

Bạn hãy tưởng tượng một số câu chuyện sau:

Câu chuyện 1

Bạn và người yêu bạn đã hẹn nhau ra quán nước gần nhà. Đến nơi cô ấy bảo bạn đợi xíu bởi cô ấy đang trang điểm. Sau 30p bạn gọi lại rồi 1 tiếng sau. Bạn gọi thì cô ấy bảo rằng cô ấy đang đi chơi với người khác đến tối mới về. Bạn không kiềm chế được và nổi giận với cô ấy. Và mọi chuyện đi quá xa khiến 2 bạn không còn yêu nữa.

Theo câu chuyện ở trên thì việc bạn tức giận không phải là điều xấu. Ngược lại đó là một sự giải thoát cho bạn đối với người con gái kia.

Câu chuyện 2

Sắp tới đến kỳ thi học kỳ năm lớp 12 và bạn cũng là một học sinh ưu tú của lớp. Bạn nghĩ rằng đề kiểm tra này rất dễ như mọi lần và bạn chỉ cần ôn lướt qua, nghĩ một số cách làm và rồi để đó. Bạn chủ quan chơi game, đi chơi hoa , bắt bướm ngoài đồng. Và khi bước vào phòng thi, đúng như dự tính bạn  thấy đề thi khá dễ và bạn làm một lúc là nộp bài. Nhưng đến khi biết điểm thì mọi chuyện vỡ lẽ ra. Điểm thi của bạn không đạt như mong muốn. Các môn đó chỉ vừa qua điểm trung bình.

Bài làm của bạn ra kết quả sai. Đề thật sự dễ nhưng bạn đã quá chủ quan cho kỳ thi lần này. Bố mẹ mặc dù an ủi bạn nhưng bạn đã rất tức giận với bản thân và ghi nhớ bài học này. Đến kỳ thi đại học, bạn đã rút kinh nghiệm từ lần trước nên cẩn thận hơn. Kết quả đạt được ngoài mong đợi.

Nếu tức giận để cho tình hình, kết quả, sự việc tốt lên thì khi đó bạn nên tức giận. Đồng thời cho thấy rằng. Có thể bạn rất giỏi nhưng nếu chủ quan thì bạn cũng sẽ làm hỏng việc. Và nếu bạn biết quay đầu, sửa đổi thì kết quả sẽ khác tốt hơn xuất hiện.

 

Trên đây là bài viết Đừng đạp đổ cuộc đời của bạn trong khi bạn tức giận của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Béo phì ở trẻ và 4 lời khuyên dành cho cha mẹ

Xem thêm: 4 lý do nên nuôi chú cho giúp đỡ trẻ em có nhu cầu đặt biệt

 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?

Những bài viết liên quan

Nút quay lại đầu trang