Đối với nhiều người ra mồ hôi tay chân mang đến sự bất tiện không hề nhỏ trong cuộc sống. Mặc dù không gây biến thay đổi sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh thiếu tự tin, và khó chịu. Trong đó, rắc rối thường gặp nhất là những cái bắt tay ngượng ngùng. Nó có thể phá hoại ấn tượng về bạn trong mọi cuộc giao tiếp. Mồ hôi tay cũng sẽ làm ướt mọi thứ bạn cầm nắm hoặc đụng chạm vào như bàn phím, giấy tờ, các vật dụng…
Để giải đáp thắc mắc này, nghienlamdep.vn sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích đến mọi người.
Nguyên nhân gây bệnh
Ngoài những nguyên nhân cơ bản có thể dễ nhận thấy như: di truyền, tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, hoạt động thể chất quá mức, thời tiết nóng bức, thì còn một số nguyên nhân nghiêm trọng khác:
Rối loạn thần kinh giao cảm
Nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra. Trên thế giới có khoảng 3 – 5% dân số đang sống chung với căn bệnh này. Vị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 nách, đầu mặt… Nếu trong gia đình bạn có người bị đổ mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì 28% bạn cũng mắc phải chứng bệnh này.
Nhiễm trùng
Bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng lao. Người bệnh lao không chỉ bị đổ mồ hôi tay chân mà còn bị đổ mồ hôi toàn thân, mồ hôi thường ra nhiều nhất từ buổi chiều tối kéo dài cho tới đêm. Nếu bị đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sụt cân nhanh thì hãy cẩn trọng với bệnh lý này. Hãy đến ngay cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và được chữa trị ngay lập tức.
Bệnh tuyến giáp
Quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống.
Hạ đường huyết
Biểu hiện này thường gặp ở người bệnh tiểu đường mạn tính, do ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh…
Ung thư
Đổ mồ hôi tay chân cũng có thể do một số bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… kèm theo triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…
Rối loạn nội tiết
Sự thiếu hụt hormon sinh dục testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân gây ra mồ hôi tay chân. Nó sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.
Bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể như chân tay, đầu mặt…
Làm thế nào để giảm mồ hôi tay chân nhiều?
Tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều là gì mà phương pháp điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau. Hiện nay, y học hiện đại có một số phương pháp chữa trị sẵn có để giảm mồ hôi tay chân, chẳng hạn như:
Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc bôi xoa ngoài da để giảm tiết mồ hôi tạm thời và các thuốc uống nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm… Do các thuốc uống còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ định rất hạn chế.
Điện di ion: Dòng điện cường độ thấp sẽ ức chế tuyến mồ hôi tay chân khi bạn ngâm tay chân trong 1 dung dịch điện ly, hiệu quả có thể duy trì tối đa 6 tháng/1 liệu trình.
Tiêm botox: Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân sẽ ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả thường chỉ kéo dài 6 tháng nên bạn cần phải tiêm nhiều lần.
Cắt hạch giao cảm: Chỉ áp dụng cho điều trị mồ hôi tay. Phương pháp này còn tồn tại nhiều rủi ro như đau giao cảm, hội chứng Horner gây sụp mí mắt, tăng tiết mồ hôi bù trừ…
Sử dụng thảo dược tự nhiên làm giảm mồ hôi: Hiện nay áp dụng Đông y trong việc làm giảm mồ hôi tay chân vẫn là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Những lưu ý đối với người ra nhiều mồ hôi tay chân
Uống nhiều nước
Người bị chảy mồ hôi tay đặc biệt cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng. Khi uống nhiều nước, cơ thể bạn được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ tiết giảm lượng mồ hôi thoát ra ở lòng bàn tay.
Thay đổi chế độ ăn và thanh lọc cơ thể
Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra theo nhiều cách. Một số thực phẩm có thể khiến bạn tăng tiết mồ hôi nhưng cũng có những thực phẩm có khả năng giúp bạn tiết giảm mồ hôi.
Như vậy, chế độ ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống kém, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, tình trạng ra mồ hôi tay cũng bị kích thích.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mồ hôi tay bằng một vài điều chỉnh trong chế độ ăn thường ngày.
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B và nhóm D cũng rất hữu ích trong việc thúc đẩy sự cân bằng cho cơ thể. Để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể, bạn hãy chọn các loại đồ ăn sau: Sữa, hải sản, bông cải xanh, dưa hấu, bưởi, táo, bí đỏ, rau cần tây…
Ngâm tay chân với nước ngải cứu để trị mồ hôi
Ngải cứu chứa axit tanic có khả năng làm se da. Điều này cũng đồng thời khiến nó hoạt động giống như một chất chống mồ hôi tự nhiên.
Trà ngải cứu sẽ phát huy tốt công dụng kiểm soát mồ hôi chân tay nếu bạn ngâm chân tay thường xuyên với loại nước này.
Dùng bột ngô (bắp) hoặc phấn rôm trẻ em
Bột ngô và phấn rôm có khả năng hấp thụ nước. Vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy mồ hôi đang tiết ra ở tay, chỉ cần lấy một ít bột ngô hoặc phấn rôm xoa vào lòng bàn tay.
Bạn có thể chiết bột ra một chai nhỏ để mang theo đến nơi làm việc hoặc đi bất kỳ đâu đó để sử dụng cả ngày.
Sử dụng khăn chứa cồn
Nếu không muốn sử dụng chất chống mồ hôi, bạn có thể dùng khăn lau tay chứa cồn. Cồn là chất làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Khăn lau tay chứa cồn khá tiện lợi để mang theo bên người. Vì thế, bạn hãy dùng nó để “ứng cứu” cho các trường hợp khẩn cấp như bắt tay đối tác hoặc nắm tay người yêu trong những buổi hẹn hò…
Trên đây là bài viết Ra mồ hôi tay và chân nhiều có sao không? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.
Xem thêm: Thực hư việc sở hữu eo “con kiến” với đai nịt bụng
Xem thêm: Giảm cân có làm vòng 1 và vòng 3 bé lại không?