Tè dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Thường gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi. Tè dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ.
Nếu trẻ vẫn đi tiểu không tự chủ vào lúc thức thì hiện tượng này thường là bệnh lý, không nên coi tè dầm lúc thức và lúc ngủ là giống nhau.
Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các em bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng đến 5 tuổi trở đi và thường là trên 7 tuổi, các bé vẫn tiểu tiện tự nhiên vào ban đêm là biểu hiện không bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ đi tè dầm ban ngày nhiều
Trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón thường xuyên khiến phân bị dồn trong đại tràng có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây co thắt, dẫn đến trẻ bị tè dầm ban ngày.
Dung tích bàng quang không đủ lớn
Ở một số trẻ dung tích bàng quang không đủ lớn để có thể giữ nước tiểu lâu. Hoặc do các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm phát triển khiến cho trẻ bỏ lỡ tín hiệu đi ngoài và tè dầm trong vô thức.
Thói quen không tốt
Một số thói quen không tốt như trẻ nín nhịn khi buồn tiểu thường xuyên sẽ khiến cho hệ thần kinh lâu ngày bị “đánh lừa”. Trẻ dần mất đi sự nhạy bén trong cảm nhận thời điểm bàng quang đầy và mất kiểm soát việc đi tiểu của mình dẫn tới tè dầm.
Trẻ mải chơi
Mải chơi quên cả việc đi tiểu nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là nguyên nhân gây tè dầm ban ngày khá phổ biến. Trẻ mải vui chơi mà nín nhịn hoặc quên mất tín hiệu từ bàng quang thì hiện tượng tè dầm sẽ xảy ra.
Bệnh lý
Một số bệnh lý cũng có thể gây nên chứng tè dầm:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Tiểu đường: trẻ bị tiểu đường thường có cảm giác khát nước nhiều dẫn tới uống nhiều nước hơn bình thường. Bàng quang luôn trong tình trạng căng thẳng vì không đủ dung tích chứa dẫn tới trẻ bị đi tiểu không kiểm soát – gây nên tè dầm. Tè dầm cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị bại não hay hội chứng down thường không kiểm soát hay ý thức được hành động của mình. Vì vậy mà trẻ thường xuyên tè dầm kể cả là tè dầm vào ban ngày.
Nên làm gì khi trẻ đi tè nhiều vào ban ngày
Cho con ăn ít các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh, bưởi…, những loại trái cây có tính axit như dứa, cà chua, nước ngọt và không nên ăn socola, bởi nó có thể gây kích ứng bàng quang, dẫn đến bé tè dầm không kiểm soát.
Tạo một lịch trình cho con đi tiểu ít nhất hai đến 3 giờ một lần trong ngày, ngay cả khi con không cảm thấy muốn đi tiểu.
Sử dụng biểu đồ nhãn dán để theo dõi những lần đi vệ sinh của con khi tắm và đừng quên thưởng cho con một lời khen hoặc một món quà gì đó để con ý thức rằng việc đi tè trong lúc tắm là cần thiết.
Giúp con thư giãn và không vội vã khi đi tiểu. Tập thư giãn cho con bằng cách hít thở sâu hoặc đặt chân đến ghế đẩu khi ngồi trong nhà vệ sinh để việc đi tiểu dễ dàng và thoải mái hơn.
Cung cấp đồ lót dự phòng hoặc một chiếc quần lót khi con đến trường bởi mùi của nước tiểu có thể khiến con cảm thấy bối rối và bị trêu chọc.
Ngoài ra các bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu có những biểu hiện sau đây:
- Trẻ tè dầm ban ngày trong hơn hai hoặc ba ngày liên tiếp.
- Trẻ lớn hơn 4 tuổi và trước đây không bị tè dầm ban ngày trong 6-9 tháng liên tiếp.
- Trẻ đi tiểu quá thường xuyên hoặc không thường xuyên.
- Trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu.
- Trẻ đi tiểu một lượng nhỏ hoặc nhỏ giọt.
- Trẻ bị đau khi đi tiểu.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trên đây là bài viết Những điều cần biết khi trẻ tè dầm ban ngày của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.