Làm cha mẹ ai cũng mong muốn có đứa con thông minh và khỏe mạnh. Vậy trí thông minh do những yếu tố nào quyết định? Thực sự có những loại thực phẩm nào ăn vào để phát triển sự thông minh của trẻ hay không? Mời cha mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây của nghienlamdep.vn để tìm câu trả lời nhé!
Sự phát triển trí thông minh của trẻ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Do di truyền (do gen)
- Do chế độ dinh dưỡng
- Do sự rèn luyện, học tập, môi trường sống Như vậy thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có. Ngoài ra sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.
Những bí quyết giúp bé phát triển thông minh
Mẹ nên cho bé luyện tập với những bài tập rèn luyện thể lực hợp lý. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần bé sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều.
Mẹ có thể giúp bé rèn luyện trí nhớ bằng những trò chơi giúp bé tăng khả năng ghi nhớ bằng những bài thơ, bài hát, đếm số, vẽ, tô màu,… Phát triển trí nhớ tốt sẽ là hành trang quí báu cho sự phát triển trí thông minh ở bé sau này.
Mẹ cũng cần đảm bảo cho bé một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, giúp tăng khả năng phát triển toàn diện não bộ của bé.
Dưỡng chất nào giúp tăng trí nhớ, trí thông minh cho bé?
Cholin có vai trò trong việc tạo cấu trúc và chức năng của màng tế bào và có tác dụng chính trong việc thúc đẩy sự sản sinh của các tế bào thần kinh ở khu vực trung tâm trí nhớ của não bộ. Do đó, Cholin được coi là dưỡng chất tốt cho não bộ, đóng vai trò cải thiện khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng học hỏi của bé. Bên cạnh đó, Cholin còn chống ôxy hoá, hạn chế quá trình chết tự nhiên của tế bào và giúp phát triển thị lực cho bé.
Thông thường, cơ thể chỉ tự sản xuất một lượng Cholin rất nhỏ. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng các thực phẩm giàu Cholin cho bé. Cholin có hàm lượng cao trong gan, trứng và đậu phộng (lạc). Thịt gia cầm, cá tuyết, cá hồi, sô cô la, bông cải xanh, sữa công thức
DHA không được cơ thể tự tổng hợp mà chủ yếu phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm, DHA có nhiều trong trứng, dầu cá và hải sản. Tuy nhiên, để có 100mg DHA mỗi ngày, trẻ phải ăn 4 quả trứng hoặc 7 miếng đùi gà chiên hoặc phải ăn ít nhất 30 – 40g cá mỗi bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng này có thể dẫn đến tiêu thụ chất béo không mong muốn và hơn hết, bé của mẹ không thể ăn quá nhiều thức ăn trong một ngày.
Chất đạm (protein): Protein là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Iốt: Khi trong thực phẩm thiếu iốt thì không những lượng iốt di chuyển qua nhau thai của người mẹ sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ và dẫn đến bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.
Sắt: Sắt là thành phần của huyết sắc tố myoglobin, các xitrocrom và nhiều engym khác. Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa cùng môi trường sống.
Khi trẻ đã lớn thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não.
Những lưu ý
Ngoài 4 chất dinh dưỡng kể trên còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen…cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ. Vậy muốn con thông minh, các bà mẹ cần phải làm gì?
Trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển tốt não đó là: chất đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín.
Người mẹ nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá biển có chứa nhiều axit béo chưa no (DHA, ARA), uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…) cũng cung cấp các tiền DHAvà ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic…khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA.
Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên > 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn 8 điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai. Tiếp tục 2 năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa cao giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ.
Trong giai đoạn quan trọng của 2 năm đầu đời, thời kỳ ăn dặm (từ 7 tháng – 3 tuổi): Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp chất đạm, chất sắt, qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt. Các axit béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín, uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, Iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Như vậy muốn có đứa con thông minh, khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh, trở thành nguồn nhân tài cho đất nước mai sau.
Trên đây là bài viết Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ thông minh hơn của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.
Xem tiếp: [TOP] 9 sản phẩm hỗ trợ phát triển trí thông minh cho bé
Xem thêm: Khi bé 25 – 27 tháng tuổi cần cách nuôi dạy như thế nào?