Sống khỏe

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa

Cứ đến hè số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng cao, do môi trường nóng ẩm. Vậy cần ăn gì để hồI phục sức khỏe nếu bị sốt xuất huyết? Hãy cùng nghienlamdep.vn tìm hiểu về biểu hiện, và cách phòng ngừa bệnh nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho. Căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa hè. Bởi vì, loài muỗi mang virus gây bệnh – muỗi vằn chủ yếu sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiều ao nước đọng lại. Do đó, thời điểm thuận lợi để sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch chính là vào mùa hè hoặc sau mùa mưa.

Xem thêm:Lý do bạn mãi không thể giảm cân?

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

ThờI gian ủ bệnh từ 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Những biểu hiện và triệu chứng dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh.

Triệu chứng của bệnh

sốt xuất huyết

Sốt dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Sốt xuất huyết dengue

Giai đoạn sớm của bệnh không biểu hiện rõ nên thể phân biệt được với sốt dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không.

Những bài viết liên quan

Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những biểu hiện bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường.

Xem thêm:Thanh long có tác dụng gì? Nên ăn thanh long đỏ hay trắng

Phân loại theo WHO

Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.

Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.

Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.

Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

biểu hiện

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa loăng quăng, bọ gậy như: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,… để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hay điều hòa, máng thoát nước, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng.
  • Loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, hũ, mảnh chai, chum vại vỡ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà

Chăm sóc cơ thể khi bị bệnh sốt xuất huyết

Bổ sung các loạI tráI cây giàu vitamin C

bệnh

Những loạI tráI cây như cam, quýt, bưởI, đu đủ, kiwi, lựu, dưa gang được khuyến khích nên ăn nhiều vì chúng chứa lượng vitamin C dôì dào.

Vitamin C góp phần tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác nhau trong cả hệ thống miễn dịch. Nó hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các mầm bệnh và thúc đẩy hoạt động quét oxy hóa của da. Nhờ vậy nó giúp bảo vệ chống lại sự oxy hóa của môi trường.

Xem thêm:7 bài tập tim mạch tại nhà mà bạn có thể thực hiện

Uống bổ sung nhiều nước

Trong quá trình bị bệnh sốt xuất huyết, sốt cao khiến cơ thể bị mất nhiều nước và điện giải. Do đó, người bệnh nên bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây theo sở thích. Trái cây giàu vitamin C và khoáng chất sẽ tăng sức bền của thành mạch, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn thức ăn mềm, lỏng

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mệt mỏi khiến người bệnh không muốn ăn, chán ăn. Để cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng chứa nhiều chất đạm như: súp gà, cháo thịt bò,… Ngoài ra, người bệnh có thể uống sữa để dễ hấp thu.

Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ

Những món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn những thức ăn chứa dầu mỡ trong thờI gian đang điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Trên đây là những biểu hiện và cách phòng ngừa của bệnh sốt xuất huyết. Mùa hè tới rồi mọi người hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để tránh mắc bệnh nhé! nếu có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Trên đây là bài viết Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?

Những bài viết liên quan

Nút quay lại đầu trang