Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã.
Ngày nay, chứng rối loạn tiền đình đang khá phổ biến nguyên nhân là do: môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thức ăn nhiễm độc, áp lực công việc… Hay do độ tuổi như: Độ tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ mắc bệnh lý rối loạn tiền đình. Tuy nhiên ngày nay bệnh này đang có chiều hướng mở rộng đến độ tuổi lao động.
Về bệnh rối loạn tiền đình là bệnh rất phổ biến gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh dễ bị nhầm lẫn do có các biểu hiện tượng tự với bệnh thiểu năng tuần hoàn não và vì thế ít được chữa trị kịp thời.
Thông thường có rất nhiều người không biết rõ về bệnh rối loạn tiền đình nên khi nhân thấy các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn thì đi khám tại chuyên khoa tim mạch, máu mà không biết đến khoa thần kinh để khám. Rối loạn tiền đình là một bệnh lý có liên quan đến thần kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Các triệu chứng người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải như:
- Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng,… gây khó chịu đến sinh hoạt, ảnh hưởng tới công việc.
- Bệnh có thể diễn tiến trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh khó chịu, bệnh để lâu ngày dễ tiến triển mãn tính, khiến bệnh nhân trầm cảm, suy yếu mệt mỏi.
- Quay cuồng, lảo đảo.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Cơ thể bị mất cân bằng và mất phương hướng, đứng không vững và đi lại loạng choạng
- Tầm nhìn bị xáo trộn, hay nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.
- Thính lực suy giảm, có cảm giác ù tai.
- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần.
- Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.
- Triệu chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã khi đang di chuyển trên đường hoặc gây tai nạn khi lái xe.
Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch, huyết áp thấp. Nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình nặng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ.
Bệnh rối loạn tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và chán nản.
Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do bệnh rối loạn tiền đình tới sức khỏe là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não. Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi.
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi là một hội chứng thường gặp. Một số nguyên nhân khiến người cao tuổi bị rối loạn tiền đình như: môi trường, thời tiết, nhiễm độc, bệnh lý của cột sống cổ, bệnh lý rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch…
Bệnh rối loạn tiền đình của người cao tuổi cũng giống những lứa tuổi khác. Người bệnh sẽ thường xuất hiện những cơn rối loạn vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng nhiều hơn.
Bệnh khiến người chao đảo, choáng váng, mọi thứ xung quanh bị đảo lộn, không giữ được thăng bằng. Đối với người cao tuổi sức khỏe đã yếu, khi bệnh nếu di chuyển thì dễ ngã có thể thương tích, thậm chí gãy xương…
Phân loại rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Loại này thường có biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là một dạng bệnh lành tính, chỉ gây khó chiệu cho người người bệnh trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh không thể đi đứng được. Cơn chóng mặt kèm theo nôn ói rất nhiều nhiều hơn và kéo dài, nặng đầu, ù tai, giảm thính lực, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Đây là bệnh lý khiến người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế hay choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng có nôn ói. Những biểu hiện này là do có sự tổn thương của nhân tiền đình.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể đau đầu. Cơn đau nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nhịp tim, nhịp thở cung nhanh hơn, hồi hộp, đánh trống ngực. Tê chân, không tập trung và hay chóng quên…
Người cao tuổi nên phòng ngừa vài điều trị rối loạn tiền đình kịp thời.
Nhằm xác định bệnh chính xác và điều trị kip thời, khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, người cao tuổi cần đi thăm khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
Để phòng ngừa hội chứng này, cách tốt nhất là nên ăn uống cần kiêng khem đúng mức. Người cao tuổi không nên lạm dụng rượu, bia và nên uống đủ nước mỗi ngày. Nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió. Vào mùa lạnh, người bệnh cần mặc đủ ấm, và giữ ấm toàn cơ thể khi ra ngoài.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần vận động cơ thể một cách thường xuyên. Cách tốt nhất là nên đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút và nên tánh ngồi ở một tư thế hay vị trí quá lâu…
Tóm lại, dù mắc rồi loạn tiền đình nhẹ hay nặng, người cao tuổi cũng không nên chủ quan. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời để sống vui khỏe mỗi ngày. Chúc bạn thành công.
Trên đây là bài viết Bệnh tiền đình và các cách điều trị của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.