Sống khỏe

10 loại Vắc xin cần thiết để bảo vệ trẻ

Vắc xin được coi là một bước đột phá trong y tế dự phòng. Vắc-xin giúp ngăn ngừa một số bệnh bệnh nguy hiểm thường gặp . Vì vậy, để bảo vệ cho trẻ, cha mẹ cần tiêm vắc xin cho trẻ trong những năm đầu đời. Sau đây là 10 loại vắc xin cần thiết cho trẻ nhỏ

Vắc xin viêm gan B

Viêm gan B là bệnh gây viêm, hoại tử tế bào gan cấp và mãn tính. Bệnh do virus viêm gan B gây ra nên rất dễ lây nhiễm. Theo đó, trẻ sơ sinh trong 24h đầu tiên cần được tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh lây truyền bởi virus viêm gan B. Hiện nay, số người mắc phải virus viêm gan B đang ở mức báo động. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm như ung thư nhưng về lâu về dài nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con bạn. Vì vậy, bố mẹ không nên bỏ qua mũi tiêm này cho con nhé.

Vắc xin viêm gan b

Loại vắc xin phòng chống viêm gan B nên được tiêm cho con ngay khi sinh 24h, và tiêm nhắc lại một liều tương tự khi con 1- 2 tháng tuổi. Đồng thời tiêm thêm một phần ba liều khi trẻ được 6- 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này giúp con bạn chống lại sự lây truyền của virus viêm gan B qua đường máu, dịch tiết cơ thể… Sau khi tiêm, con bạn có thể bị sốt nhẹ, đau ở chỗ tiêm, đây là các phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa ngay đến bệnh viện.

Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà

Đầu tiên, bệnh bạch hầu được đánh giá là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong đó ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Nếu như chất độc của vi khuẩn lan tỏa khắp cơ thể, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến phức tạp. Không ít bệnh nhân trải qua các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như: Tổn thương tim, thận…

Từ khi vắc xin bạch hầu xuất hiện, lượng người mắc bệnh giảm hẳn. Bệnh bạch hầu là 1 loại bệnh do vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng bé chuyển thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván hình thành do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Nha bào uốn ván có ở nhiều nơi trong đất cát, bụi… tấn công vào cơ thể con người qua những vết thương hở. Vi khuẩn có gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh.

Uốn ván, bạch hầu, ho gà

Ngoài ra, con người cũng hay mắc phải bệnh ho gà. Ho gà là bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng, biểu hiện thường gặp ở người bệnh đó là ho kéo dài. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện ho, ho càng ngày càng nặng, cơn dài và dày hơn . Trẻ có thể bị ngừng thở tím tái do thiếu oxy trong cơn ho. Mắt đỏ, nôn và kiệt sức thường đi kèm theo sau các cơn ho.

Một liệu trình gồm tổng cộng 5 mũi tiêm, lần lượt khi bé được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, từ 15- 18 tháng tuổi và mũi cuối cùng là từ 4- 6 tuổi. Nếu bạn đợi đến lúc bé 4 tuổi mới tiêm thì liều thứ 5 sẽ không có tác dụng. Vì vậy, bố mẹ nhớ lịch trình tiêm phòng của con nhé để đảm bảo sức khỏe cho con tốt nhất.

Vắc xin thủy đậu

Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14- 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn-khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn – khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường…

Vacxin thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin. Bệnh có thể lây lan rất nhanh và để lại những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng cho bé. Do vậy bố mẹ cần tiêm phòng thủy đậu cho con.

Mũi tiêm thứ nhất khi bé được 12- 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai khi bé được 4- 6 tuổi nhé. Bố mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đúng lịch trình và đầy đủ mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của con. Không tiêm phòng thủy đậu cho những trẻ dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bất thường về máu, ung thư, nhiễm HIV, đang hoá trị liệu, bệnh lao…

Vaccine Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus influenzae loại B (Hib) là một bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, trong đó trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Sau 2 tuổi, trẻ bắt đầu có miễn dịch thông qua việc tiếp xúc tự nhiên với bệnh. Có thể mất từ 2 đến 4 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.

Tùy theo vị trí trong cơ thể bị vi khuẩn tấn công mà bệnh gây ra các thể bệnh khác nhau: Trẻ bị viêm màng não sẽ biểu hiện các triệu chứng cứng cổ, sợ ánh sáng, lơ mơ ngủ gà, ăn uống kém, sốt cao và dễ bị kích thích. Trẻ bị viêm phổi có thể bị sốt cao, khó thở, suy hô hấp…

Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B (Hib) là loại vi khuẩn gây ra viêm màng não ở trẻ. Nếu trẻ dưới 5 tuổi mà bị viêm quanh màng não và tủy sống thì đặc biệt nguy hiểm. Liệu trình tiêm vắc xin Hib bao gồm 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 liều nhắc lại lúc trẻ 18 tháng tuổi. Vắc xin Hib có thể được dùng dưới dạng vắc xin phối hợp nhằm phòng thêm các bệnh khác trong cùng 1 mũi tiêm, nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần phải hoàn thành toàn bộ liệu trình tiêm vắc xin Hib theo khuyến cáo để giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh.

Phế cầu liên hợp

Vắc xin phế cầu liên hợp còn được gọi là PCV13, giúp con bạn bảo vệ khỏi 13 loại vi khuẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… Vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) bao gồm các polysacarit dạng nang của phế cầu được liên kết cộng hóa trị (cộng hợp) với protein.

Các công thức của PCV13 có chứa một số loại nang khác nhau kết hợp với protein không độc gần giống với độc tố bạch hầu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phản ứng với các kháng nguyên polysacarit, nhưng liên kết với protein này cho phép hệ thống miễn dịch đang phát triển nhận biết và xử lý các kháng nguyên polysacarit dẫn đến sản xuất kháng thể.

Phế cầu liên hợp

Bệnh phế cầu khuẩn do vi khuẩn có khả năng lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần. Bệnh này có thể gây nhiễm trùng tai và cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn đối với: Phổi (viêm phổi), máu (nhiễm trùng huyết), màng não và tủy sống (viêm màng não). Viêm phổi do phế cầu khuẩn phổ biến nhất ở người lớn. Viêm màng não do phế cầu khuẩn có thể gây điếc và tổn thương não, và cứ 10 trẻ em mắc phải bệnh này thì có khoảng 1 trẻ tử vong.

Bất cứ ai đều có thể bị bệnh phế cầu khuẩn, tuy nhiên trẻ .em dưới 2 tuổi là có nguy cơ mắc cao nhất. Vì vậy mà loại vắc xin này cần được tiêm đầy đủ 4 mũi. Mũi thứ nhất khi bé được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi bé được 4 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi bé được 6 tháng tuổi. Và mũi cuối cùng khi bé từ 12- 15 tháng tuổi. Khi bé được tiêm loại vắc xin này có thể gặp một số tác dụng phụ.

Những vấn đề dưới đây được báo cáo về PCV13 có sự khác nhau tùy theo độ tuổi và liều trong loạt chủng ngừa. Các vấn đề thường gặp nhất được báo cáo ở trẻ em là: Khoảng một nửa số trẻ trở nên buồn ngủ sau khi tiêm, tạm thời mất cảm giác ngon miệng, hoặc bị đỏ hoặc đau ở vị trí tiêm. Nếu có những triệu trứng bất thường các bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế để được kiểm tra, thăm khám nhé.

Vắc xin viêm gan A

Viêm gan virus A là một bệnh lý nặng của gan do virus viêm gan A gây ra. Trẻ em nhiễm virus viêm gan A thường không biểu hiện triệu chứng và cũng chính vì vậy mà virus có thể lây truyền dễ dàng mà không bị đề phòng. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ… nếu chưa có miễn dịch sẽ có thể bị nhiễm virus và mắc viêm gan virus A. Virus viêm gan A là một trong các loại virus gây viêm gan ở người, thuộc họ Picornaviridae được phân lập thành công năm 1973. Con người được biết là nguồn chứa duy nhất của virus viêm gan A.

Viêm gan virus A thường là bệnh cấp tính (bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định) không diễn tiến thành mãn tính. Suy gan cấp có thể bị xảy ra, nhưng tỉ lệ chỉ dưới 1% tổng số ca bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có được miễn dịch bền vững suốt đời (hoặc có thể chủ động tạo miễn dịch để phòng tránh bệnh thông qua việc sử dụng vắc xin ngừa viêm gan virus A. Trẻ em dưới 6 tuổi thường sẽ không có triệu chứng gì. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Các triệu chứng thường biểu hiện sau từ 2 tới 6 tuần kể từ khi bị nhiễm virus.

Vacxin viêm gan A

Virus viêm gan A được tìm thấy trong phân của người nhiễm virus và con đường lây truyền của virus là qua đường phân, miệng (virus dễ dàng lây nhiễm khi có tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Do tiêu thụ thức ăn và nước uống bị ô nhiễm, ngay cả thức ăn đã nấu chín vẫn có thể lây truyền virus viêm gan A nếu nhiệt độ sử dụng trong quá trình chế biến không đủ cao để giết virus, hoặc thức ăn sau khi nấu chín lại bị nhiễm virus).

Các vật dụng dù trông có thể sạch sẽ, nhưng rất có thể chúng có mang virus và sẽ dễ dàng làm lan truyền virus sang cho nhiều người. Virus viêm gan A chưa được ghi nhận lây truyền từ thai phụ sang thai nhi. Virus viêm gan A xâm nhập vào bé qua đồ ăn, thức uống bị ô nhiễm. Bệnh này gây tổn hại đến gan của bé, gây ra các triệu chứng như: Vàng da, chán ăn, mệt mỏi… Vì vậy, bố mẹ nên tiêm phòng viêm gan A cho con. Mũi thứ nhất khi con được 12- 23 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất sau 6 tháng nhé.

Vắc xin bại liệt

Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Khi trẻ mắc phải bệnh bại liệt có thể bị tê liệt cơ thể, nguy cơ tử vong rất cao. Tiêm phòng bại liệt hoàn toàn giúp loại bỏ virus bại liệt ra khỏi cơ thể. Virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, đi vào hệ thần kinh trung ương gây nên tổn thương ở các tế bào thần kinh vận động. Virus có khả năng lây truyền cao nên có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm virus bại liệt là những người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt. Phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh. Bệnh bại liệt không chữa được sẽ để lại nhiều di chứng sau bại liệt.

Vacxin bại liệtViệc điều trị chỉ nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ các tác hại của bệnh, có thể kết hợp vật lý trị liệu và các máy thở cầm tay để giúp hỗ trợ thở cho bệnh nhân. Biện pháp duy nhất để phòng và ngăn chặn bệnh bại liệt đó chính là chủ động tạo miễn dịch bằng cách uống hoặc tiêm phòng vắc xin bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đây cũng chính là một trong những vắc xin quan trọng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế từ năm 2010.

Hiện nay tại Việt Nam vắc xin bại liệt có 2 dạng. Dạng vắc uống (OPV): Chứa vi rút bại liệt sống đã được làm suy yếu, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch. Miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể.

Vắc xin bất hoạt dạng tiêm (IPV), chứa vi rút bại liệt chết (sau khi xử lý) có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh. IPV được khuyến cáo sử dụng vì có tính an toàn cao hơn so với OPV. Đối với trẻ, vắc xin này được tiêm được tiêm khi trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6- 18 tháng và tiêm mũi nhắc lại khi bé ở độ tuổi 4- 6 tuổi. Bố mẹ cần lưu ý để tiêm cho bé nhé.

Rota tiêu chảy

Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Theo một khảo sát được thực hiện năm 1998- 2003, mỗi năm ước tính có khoảng 500- 600 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm vi rút rota ở Việt Nam, chiếm gần 11% tổng số tử vong ở nhóm tuổi này

Virus có thể sống rất lâu ngoài môi trường và rất dễ lây lan qua tiếp xúc tay với phân của trẻ bị nhiễm bệnh hoặc thông qua việc sờ/ chạm vào các vật dụng, ăn phải đồ ăn, nước uống đã bị nhiễm vi rút. Ở lứa tuổi nhỏ thì trẻ rất hiếu động, thích khám phá thế giới bên ngoài thông qua việc cầm nắm và cho vào miệng vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm virus.

Rota tiêu chảy

Vắc xin ngừa vi rút rota cần được cho trẻ uống sớm trong thời điểm “vàng” bắt đầu từ 6 tuần tuổi để cơ thể sinh ra kháng thể chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất. Phác đồ uống vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút rota có thể gồm 2 liều hoặc 3 liều tùy theo loại vắc xin. Vắc xin ngừa vi rút rota là dạng uống nên việc cho trẻ phòng ngừa bệnh rất dễ dàng.

Thời gian tối thiểu cho liều vắc xin rota đầu tiên là 6 tuần và thời gian tối đa cho liều cuối cùng là 8 tháng, vì sau thời gian đó, hầu hết trẻ đã bị nhiễm vi rút rota tự nhiên. Do dó bà mẹ nên cho con đí tiêm chủng đúng lịch dể bảo vệ sớm cho trẻ khỏi bị tiêu chảy do vi rút rota tự nhiên và bị bệnh tiêu chảy trong những tháng đầu đời. Virus Rota gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ rất nguy hiểm. Vậy bố mẹ đừng bỏ qua loại vắc xin này nhé.

Khác với các loại vắc xin trên loại này dùng cho bé uống, lần lượt cho bé uống khi bé từ 2- 4 tháng tuổi. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng nữa mẹ nhé.

Sởi, quai bị

Vắc xin phòng sởi- quai bị- rubella có thể tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi, quai bị và rubella với khả năng phòng bệnh cao lên đến 95% và số mũi tiêm ít. Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh lây lan qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh. Bệnh sởi nguy hiểm vì có thể gây viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phế quản- phổi, viêm màng não…

Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, có thể tạo thành dịch trong cộng đồng. Bệnh rubella là bệnh do virus rubella gây ra. Bệnh có những biểu hiện giống như bệnh sởi nhưng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bệnh đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây dị tật nặng nề cho thai nhi như: Đục thủy tinh thể, điếc, khuyết tật tim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Sởi, quai bị

Sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Nó có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nặng nề, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Do vậy mọi người cần có phương pháp để phòng bệnh hữu hiệu. Hiện có nhiều loại vắc xin để phòng bệnh sởi, bệnh quai bị và rubella, trong đó vắc xin kết hợp (vắc-xin 3 trong 1) được nhiều người tin tưởng lựa chọn, vì giúp giảm số lần tiêm xuống chỉ còn 1 lần.

Vắc xin sởi, quai bị, rubella được điều chế từ vi rút sởi chủng Edmonston- Zagreb, vi rút quai bị chủng L- Zagreb (L- Z) và vi rút rubella chủng Wistar RA . Vi rút sởi và rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC), virus quai bị được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF.

Vắc xin đạt được các tiêu chuẩn của WHO khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong tạp chí WHO TRS 840 (1994). Sởi, quai bị là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, các bố mẹ hãy tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và quai bị cho trẻ khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và được nhắc lại khi trẻ được từ 2 đến 4 tuổi nhé.

Human papillomavirus (HPV)

Human papillomavirus là loại vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung. Vắc xin này được khuyến kích tiêm cho các bé gái ở độ tuổi 9- 26 tuổi. Loại vắc xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng, để bảo vệ con bạn khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung. Human papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường tình dục.

Cũng giống như các loại virus khác, virus HPV xâm nhập vào tế bào và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một khi đã nhập bào, HPV sẽ tấn công tế bào và lây lan sang các tế bào xung quanh. Có hơn 150 loại HPV, trong đó khoảng hơn 40 loại gây ra các bệnh vùng sinh dục của cả nam và nữ, lây nhiễm da với da thông qua việc quan hệ, bao gồm cả quan hệ bằng miệng.

Thậm chí, nhiễm trùng HPV sinh dục có thể xảy ra ngay cả với người không có quan hệ tình dục. HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, khi hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều có mắc HPV ít nhất một lần trong đời.

Human papillomavirus (HPV)

Nếu không được điều trị kịp thời, virus HPV có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh sau: Mụn cóc sinh dục. Có khoảng 12 loại virus HPV được xếp vào nhóm “nguy cơ thấp” gây ra mụn cóc sinh dục. Hầu hết bệnh nhân mắc mụn cóc sinh dục do hai loại HPV nguy cơ thấp: Loại 6 và loại 11. Mụn cóc sinh dục mọc và phát triển ở trong hoặc ngoài âm đạo hay dương vật và có thể lan sang vùng da xung quanh.

Ngoài ra, mụn còn có thể xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung hoặc quanh hậu môn. Mặt khác, virus này còn gây ung thư. Có ít nhất 13 loại virus HPV được xếp vào nhóm “nguy cơ cao”, có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo hoặc dương vật, ung thư miệng và vòm họng.

Hầu hết các trường hợp ung thư do nguyên nhân liên quan tới virus HPV đều gây ra bởi hai loại nguy cơ cao: Loại 16 và 18. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ sùi mào gà ở trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu rõ nhưng với ước tính trung bình thì trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi hoặc 5 đến 6 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao nhất.

Theo những nghiên cứu trên thế giới thì virus HPV là một loại virus DNA sợi kép và có hơn 130 type của loại virus này đã được tìm ra. Nếu như sùi mào gà ở người lớn do virus HPV type 6 và 11 gây nên thì bệnh sùi mào gà ở trẻ em do virus HPV type 1 và 4 gây nên. Vì vậy các bạn chú ý đưa con đi tiêm đúng thời điểm nhé.

Trên đây là những loại vắc xin cần thiết tiêm phòng cho bé. Bố mẹ hãy tham khảo và ghi nhớ để tiêm cho bé đầy đủ và đúng lịch trình và đảm bảo cho con bạn luôn được mạnh khỏe. Khi con cái khỏe mạnh chắc chắn cha mẹ sẽ yêm tâm công tác. Trẻ em chính là mầm xanh tương lai của đất nước. Vậy nên cha mẹ hãy chăm sóc, nuôi dưỡng và quan tâm ngay từ đầu lịch tiêm chủng của con em mình nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Trên đây là bài viết 10 loại Vắc xin cần thiết để bảo vệ trẻ của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Nhạc Lofi, làm việc và học tập hiệu quả. Tại sao không?

Xem thêm: Hôn mèo có lợi hay có hại?

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?

Những bài viết liên quan

Nút quay lại đầu trang